Đối mặt với việc làm mẹ thật nhiều khó khăn, chúng ta lại tiếp tục phải trau dồi thật nhiều kiến thức để chăm sóc con thật tốt. Cùng tiếp tục tìm hiểu về những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ.
Mục lục
Không được cho trẻ ăn nhiều trứng
Trứng gà, trứng vịt có chứa nhiều Protein, can xi, phôt pho, sắt và nhiều lại vitamin giúp ích nhất định cho sự phát triển của trẻ, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho trẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trẻ sơ sinh tốt nhất chỉ nên ăn lòng đỏ, mỗi ngày không nên ăn quá 1 lòng đỏ; trẻ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi có thể cách một ngày cho ăn 1 quả trứng (cả lòng đỏ và lòng trắng). Khi trẻ đã lớn hơn một chút mới có thể cho trẻ ăn một quả trứng hàng ngày. Vì chức năng tiêu hóa của đường ruột và dạ dày ở trẻ sơ sinh còn chưa thành thục, các loại men tiêu hóa tiết ra ít.
Nếu trẻ một tuổi mỗi ngày ăn 3 quả trứng hoặc hơn thì trẻ sẽ khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa và đi kèm theo đó là tháo dạ, đi ngoài. Có trường hợp trẻ do ăn quá nhiều trứng khiến lượng đạm trong cơ thể bị tích lại gây ra cân bằng âm, tạo thêm gánh nặng cho thận và sinh bệnh. Còn có trường hợp trẻ bị mắc chứng thiếu vitamin H do ăn quá nhiều trứng.
Ngoài ra nếu trẻ đang bị sốt, mọc mụn thì tạm thời không cho trẻ ăn trứng để tránh thêm gánh nặng cho ruột và dạ dày.
Không cho trẻ ăn các thực phẩm được ủ men nở
Thực phẩm ủ men nở có chứa chì rất có hại cho sức khỏe của con người. Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm của nước ta quy định, lượng chì có trong các loại thực phẩm như bánh ngọt không được vượt mức 0.5mg/1kg, nhưng hiện nay một số thực phẩm ủ nở do các hộ tư nhân làm ra và tiêu thụ có hàm lượng chì cao tới 20mg/1kg, tức là vượt hơn 40 lần so với quy định của tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm của nhà nước. Cho dù có thơm ngọt, giòn thì cũng không nên cho trẻ ăn.
Thực nghiệm đã chứng minh, sau khi chì được hấp thu vào cơ thể, các cơ quan tổ chức trong cơ thể đều gặp nguy hại rất lớn, đặc biệt là nguy hại cho hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch và hệ thống tạo máu càng lớn hơn.
Khi bị trúng độc chì, trẻ thường có biểu hiện bứt rứt không yên, ăn không ngon miệng, táo bón hoặc đi ngoài, có trường hợp trẻ còn bị thiếu máu, viêm gan do ngộ độc, đau tim và suy nhược thần kinh. Khả năng hấp thu chì của trẻ cao hơn người lớn rất nhiều do vậy, càng dễ bị trúng độc chì. Để trẻ phát triển khỏe mạnh, cần tránh để trẻ ăn các thực phẩm có ủ men nở.
Không cho trẻ ăn nhiều thực phẩm rán dầu mỡ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồ ăn rán dầu mỡ, thường thấy là các loại bánh rán ăn vào buổi sáng; thường xuyên cho trẻ ăn sẽ rất không có lợi đối với sự phát triển bình thường của trẻ. Vì trong quá trình chế biến các món ăn, rất nhiều các vitamin đã bị phá vỡ, bên cạnh đó, khi chế biến còn cho thêm các chất làm nở xốp, thường dùng các loại phèn chua và Aluminium Potassium sulfate.
Hai loại này đều có chứa nhôm trong thành phần của nó. Nhôm là nguyên tố lưỡng tính, có thể tác dụng với cả axit và kiềm tạo ra hợp chất sau phản ứng được cơ thể hấp thu, đồng thời xâm nhập vào trong các tổ chức đại não khiến trí năng của con người bị giảm sút, thậm chí còn xuất hiện chứng đần độn lão hóa.
Ngoài ra nhôm còn làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu phôtpho trong cơ thể, lượng phôtpho giảm ảnh hưởng đến sự phát triển của đại não và làm cho trí nhớ giảm sút. Ở người bình thường, tích số giữa canxi và phôtpho trong cơ thể là 40, nếu phôtpho giảm đi thì để đạt được cân bằng tích số này, một lượng canxi trong xương sẽ được chuyển vào huyết tương làm cho xương bị mềm đi, gây bệnh gù xương.
Để tránh những ảnh hưởng không tốt của những chất tạo nở xốp đối với sức khỏe của trẻ, không được dùng bột nở khi chế biến thực phẩm rán dầu mỡ, có thể tự rán ở nhà và ăn mộc, làm như vậy sẽ vô hại cho trẻ. Thực phẩm rán bằng dầu mỡ cho dù không có sử dụng các chất nở xốp thì sẽ không bị nguy hại bởi những chất này nhưng vẫn khó tiêu hóa, tố hơn là không cho trẻ ăn nhiều.
Benh.vn