Trước đây, việc nuôi chó, mèo… đa phần tập trung ở các vùng nông thôn với mục đích chủ yếu để trông nhà, bắt chuột…. Nhưng ngày nay, thói quen nuôi thú cưng trong nhà: chó tây, mèo lai Mỹ, Pháp… là sở thích của nhiều gia đình ở các thành phố lớn. Làm thế nào để khi nuôi thú cưng trong nhà không gây bệnh và đảm bảo sở thích cho gia đình.
Mục lục
Việc nuôi thú cưng là việc hữu ích, giúp người lớn, con trẻ gắn bó, yêu thương các loại động vật hơn. Tuy nhiên, những động vật đáng yêu đó có thể trở thành nguồn gây bệnh nguy hiểm cho gia chủ.
Vậy, làm thế nào để khi nuôi thú cưng trong nhà không gây bệnh và đảm bảo sở thích cho gia đình. Chúng ta sẽ cùng xem xét vấn đề này.
Các vật nuôi trong nhà
- Chó thường, chó lai…
- Mèo thường, mèo lai..
- Chim cảnh.
- Khỉ.
- Nhím kiểng.
- Sóc.
- Chuột bạch…
Những căn bệnh có thể lây nhiễm sang người
- Nhiễm trùng giun móc.
- Nhiễm trùng giun đũa.
- Nhiễm trùng toxoplasma.
- Nhiễm trùng da.
- Các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra thú nuôi còn có thể lây truyền các virus gây bệnh như cúm gia cầm, viêm não, sốt xuất huyết…
Nguyên nhân gây bệnh
- Do ôm ấp, vuốt ve.
- Do tiếp xúc hàng ngày khi tắm rửa cho vật nuôi.
- Do lây nhiễm những loại ký sinh sống trên các vật nuôi..
Số vất vả, long đong, lận đận nên sau khi kết hôn 5 năm, chị T thành quả phụ khi chồng đột ngột qua đời. Nỗi an ủi lớn nhất còn lại của chị là bé H 3 tuổi. Để cho vui cửa vui nhà, chị T xin 2 con mèo về nuôi (một con đực, một con cái).
Lâu dần căn nhà nhỏ bé của cô ngoài tiếng cười đùa của con trẻ…người ta còn nghe thấy tiếng mèo kêu….nhất là khoảng thời gian các chú mèo đi “ tìm bạn”….Theo thời gian, số mèo lên đến 8 con…nhưng ai xin cô cũng đều từ chối…Bởi vì “ nhà neo người và thằng bé rất thích mèo”.
Cuộc sống thường ngày vất vả khi không có bóng dáng người đàn ông lại càng vất vả hơn khi chị T thường xuyên phải đưa bé H đi bệnh viện vì lên cơn hen xuyễn. Nhiều lần bé H phải nhập viện cấp cứu vì khó thở… Sau khi kiểm tra việc sử dụng thuốc, điều chỉnh tất cả các nguyên nhân có thể khiến bệnh không kiểm soát được, bác sĩ đã đi đến kết luận – thủ phạm của cơn hen suyễn chính là tám con mèo nuôi trong nhà.
Những phương pháp hạn chế gây bệnh
Hạn chế lây nhiễm giun móc
Giun móc có nhiều loại:
- Ancylostoma tubaeforme ở mèo.
- Ancylostoma caninum ở chó.
- Ancylostoma brazilense và Uncinaria stenocephalaoccur ở cả chó và mèo.
Hạn chế lây nhiễm giun móc khi tiếp xúc với vật nuôi (Ảnh minh họa)
Đường lây nhiễm
- Giun móc lây nhiễm từ chó, mèo sang người, xuyên qua da.
- Khi tiếp xúc trực tiếp với phân chó, mèo..
Triệu chứng khi nhiễm ấu trùng giun móc
- Ho, đau ngực, thở khò khè..
- Sốt đau vùng thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón và tiêu chảy…
- Dấu hiệu nghiêm trọng là thiếu máu và thiếu hụt protein, hốc hác, suy tim và đầy bụng.
Biện pháp đề phòng
- Mang giày, dép, găng tay nếu phải hoạt động ở những nơi đất, cát ẩm ướt.
- Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn.
- Hạn chế chơi với chó, mèo..
- Nên tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/1 lần khi nuôi chó, mèo…
Tiêm phòng và tẩy giun cho chó, mèo (Ảnh minh họa)
- Không nên cho chó, mèo..ăn thức ăn sống.
- Phân chó, mèo… nên chôn sâu xuống đất sau khi đã rắc vôi.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng, chỗ ở…của vật nuôi tránh bụi bẩn, ô nhiễm.
- Phụ nữ mang mang hoặc cho con bú không nên tiếp xúc với vật nuôi vì khả năng lây nhiễm sẽ rất cao.
Hạn chế nhiễm trùng giun đũa
Giun đũa có nhiều loại:
- Giun đũa Toxocara cati ở mèo.
- Giun đũa Toxocara canis và Toxascaris leonina ở chó.
Đường lây nhiễm
- Qua nhau thai.
- Qua sữa mẹ.
- Qua việc tiếp xúc phân thú nhiễm giun…
Triệu chứng khi nhiễm ấu trùng giun đũa
Không có triệu trứng, nhưng gây ra nhiều biểu hiện lâm sàng tùy theo lộ trình nhiễm ấu trùng.
- Ấu trùng di hành đến mắt gây cản trở tầm nhìn, thậm chí bị mù.
- Ấu trùng di hành đến nội tạng: thường xảy ra ở gan, kết hợp với những triệu chứng khò khè, khó thở.
Biện pháp đề phòng
- Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi.
- Tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/1 lần cho chó, mèo..
- Nếu nghi ngờ thú nuôi bị nhiễm giun, nên cho thú nuôi đi khám bác sĩ thú y để điều trị.
Hạn chế nhiễm trùng toxoplasma
Tìm hểu về toxoplasma
- Toxoplasma là một loại ký sinh đơn bào chỉ sống trong tế bào, ký sinh ở người và một số loài chim, thú.
- Có khoảng trên 200 loài động vật nhỏ và hơn 100 loài chim có chứa nguồn bệnh là Toxoplasma.
- Ở Việt Nam, các loài khỉ, chó, lợn qua khảo sát đều phát hiện có kết quả dương tính với kháng nguyên của trùng cong Toxoplasma.
Đường lây nhiễm
Con đường lây truyền của loại trùng Toxoplasma rất đa dạng.
- Có thể lây sang người do ăn phải các bào nang trong thịt sống hoặc chưa nấu chín.
- Ăn phải các bào tử ở rau hoặc các thức ăn khác bị nhiễm bẩn do phân mèo không được xử lý cẩn thận.
- Do trẻ em chơi ở đất bẩn, tay bẩn đưa lên miệng.
- Lây truyền qua nhau thai.
- Lây truyền do truyền máu…
Triệu chứng khi nhiễm trùng Toxoplasma
Người bệnh thường xuất hiện các tổn thương:
- Choán chỗ hệ thần kinh trung ương.
- Viêm võng mạc màng mạch, viêm phổi, viêm cơ tim…
Biện pháp đề phòng
- Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi trong nhà.
- Rửa sạch tay cho trẻ, đặc biệt là sau khi chơi với vật nuôi..
- Hạn chế hôn hít vật nuôi.
- Không cho vật nuôi ăn thức ăn sống.
- Không cho vật nuôi chơi ở gần khu vực chế biến thức ăn.
- Không nhận nuôi những vật nuôi hoang dã, không rõ nguồn gốc.
Lời kết
Nuôi thú cưng trong nhà là một thói quen có tính chất giáo dục con trẻ về tình cảm giữa người với động vật xung quanh.
Tuy nhiên, để tránh gây bệnh, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân: rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với thú nuôi trước khi ăn, không ôm hôn, ngủ chung, ăn uống chung với thú nuôi…và đặc biệt nên tẩy giun cho thú nuôi 6 tháng/1 lần.
Theo thedodopet.vn