Ba tháng hè là khoảng thời gian lý thú và bổ ích cho trẻ sau 1 năm học tập. Thời gian này trẻ được đi nghỉ mát, về quê thăm họ hàng, ông bà, chú, bác, đi du lịch khám phá các miền đất mới lạ…Tuy nhiên, thời gian này cũng là thời gian thường xảy ra những tai nạn hư hữu do sự vô tư, tinh nghịch, thiếu hiểu biết của lũ trẻ.
Có những tai nạn tức thì do đuối nước, ngã xe, hóc dị vật… nhưng đôi khi có những sự cố mà hậu quả của nó sau một vài ngày mới phát hiện ra, trong đó hiện tượng thủng màng nhĩ do đùa nghịch, chọc đồ chơi, chọc que vào tai…chiếm đa số.
Vậy, làm thế nào để hạn chế những trò nghịch ngợm nguy hiểm của trẻ?
Thủng màng nhĩ
Theo Bác sỹ An chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện Tai mũi họng TW: Ngày hè, tỷ lệ trẻ đi khám tai mũi họng tăng cao. Ngoài nguyên nhân bệnh lý, yếu tố môi trường gây viêm nhiễm thì tỷ lệ trẻ bị thủng màng nhĩ do chọc que, chọc đồ chơi vào tai là không ít. Có những trường hợp phát hiện ra ngay thì dễ xử lý, nhưng có trường hợp một vài ngày, thậm chí vài tuần sau trẻ mới kêu ù tai, đau tai thì màng nhĩ đã thủng, sưng tấy, chảy nước vàng khiến việc điều trị rất khó khăn…
Không mua cho trẻ đồ chơi sắc, nhọn để tránh trẻ vô thức mà chọc, ngoáy vào tai, mắt…gây ra những tai nạn đáng tiếc.
Giải pháp
Đối với những trẻ đã đi học, cha mẹ cần phân tích để các cháu hiểu là không được dùng que, thước, vật nhọn…đâm vào lỗ tai của mình hoặc của bạn vì gây nguy hiểm dẫn đến thủng màng nhĩ và ảnh hưởng đến thính giác. Đối với lứa tuổi mẫu giáo, không mua cho trẻ đồ chơi sắc, nhọn…để tránh trẻ vô thức mà chọc, ngoáy vào tai, mắt…gây ra những tai nạn đáng tiếc.
Đuối nước
So với các nước phát triển, tỷ lệ chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao gấp 10 lần. ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối nước.
Trên 50% các trường hợp chết đuối xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm sông, hồ và tắm biển. Hơn nữa, tỷ lệ tai nạn chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam rất cao, chiếm 22,6% (trong đó, trẻ dưới 15 tuổi là 70%), chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 26,7%.
Giải pháp:
Không cho trẻ chơi gần ao hồ, giếng nước.
Luôn dõi mắt theo trẻ.
Dạy trẻ bơi.
Hạn chế cho trẻ đi thăm quan ở những vùng có thể xảy ra lũ quét.
Dạy trẻ bơi để hạn chế những hậu quả thương tâm do đuối nước gây ra.
Uống nhầm hóa chất
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai cho biết, hầu như tháng nào Khoa cũng tiếp nhận vài trẻ cấp cứu vì uống nhầm hóa chất, thuốc tại nhà. Các hóa chất trẻ uống nhầm phổ biến là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axit, chất diệt cỏ… Nguyên nhân chủ yếu do sự bất cẩn của cha mẹ để các dung dịch này vào các chai nước như: Chai nước suối, chai nước ngọt, trà xanh… ở những nơi dễ thấy. Khi chạy chơi về bị khát, trẻ tưởng đó là nước lọc uống ừng ực nên lượng hóa chất nuốt vào thường rất nhiều.
Giải pháp:
Không để hóa chất trong các chai chứa đồ uống hoặc bóc hết nhãn mác trước khi sử dụng vào việc khác và phải có nhãn phụ ghi rõ đó là loại nước gì.
Lời kết
Trẻ nhỏ chưa hiểu biết và lường trước được những nguy hiểm do nghịch ngợm nên thường xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Trong đó việc dùng vật nhọn, tăm bông, bút chì…chọc vào tai mình hoặc bạn bè khiến màng nhĩ bị thủng không phải là điều hiếm gặp và còn nhiều điều nguy hiểm khác luôn rình rập xung quanh con bạn vì vậy người lớn chúng ta luôn phải nhìn trước nhưng điều này để hạn chế rủi ro cho các bé.
Benh.vn