Trung thu là Tết đoàn viên của người Việt. Đây là khoảng thời gian mọi thành viên trong gia đình gặp mặt, quây quần bên nhau. Ngoài việc đón trăng, mâm cỗ đêm trung thu không thể thiếu các loại hoa quả, bánh nướng, bánh dẻo. Tuy nhiên, đối với một số người ngày Tết này không được trọn vẹn bởi họ buộc phải kiêng món cổ truyền đặc trưng – bánh nướng, bánh dẻo…
Các thành phần có trong bánh trung thu
Cung cấp lượng lớn kcal
Ths.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong 1 chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170 gam, cung cấp 566 kcal, 16,3g đạm, 6,6g lipid, 110,2g glucid; 1 bánh dẻo 1 trứng đậu xanh khoảng 176g cung cấp 648 kcal.
Tương tự, trong 1 chiếc bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706 kcal, 18g đạm, 31,5g lipid và 87,5g glucid; 1 bánh nướng đậu xanh 1 trứng 176g cung cấp 648 kcal, 19,5g protid, 27,5g lipid, 80,6g glucid. Đặc biệt, lượng bột đường có trong 1 chiếc bánh dẻo hoặc nướng bằng 2 – 3 bát cơm. Trong đó, đường ở dạng hấp thu nhanh, là nguyên nhân khiến đường huyết trong cơ thể tăng nhanh không tốt cho sức khỏe.
Chứa nhiều chất béo
Ngoài ra, bánh trung thu chứa nhiều chất béo, chủ yếu từ thịt mỡ, chưa kể chất béo từ hạt dưa, hạt điều, vừng… lượng chất béo bằng 1- 2 lần chất béo trong 1 bát phở bò, phở gà. Đối với bánh nhân đậu xanh hàm lượng dinh dưỡng cao hơn cả thịt gà. Trong một chiếc bánh chứa lượng dưỡng chất cao gấp nhiều lần so với khẩu phần ăn thông thường.
Không chỉ vậy, thành phần của bánh trung thu bao gồm nhiều chất đường, dầu mỡ, bột nở… dễ gây tích tụ chất béo không tan trong cơ thể và khiến tình trạng bị tăng mỡ máu, cao huyết áp càng nặng hơn. Chính vì vậy, với những người béo phì, thừa cân, việc sử dụng món bánh này không khác nào vỗ béo cho mình.
Những đối tượng không nên ăn bánh trung thu
Phụ nữ mang bầu
Phụ nữ đang mang bầu nếu ăn quá nhiều bánh trung thu dẫn đến hàm lượng đường quá dẫn đến tăng lipid máu, tim mạch, tiểu đường… gây ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, để đảm bảo sức khỏe thai kỳ các mẹ cần lưu ý ăn bánh có chừng mực.
Người bị viêm da, nhiều mụn
Những người viêm da, da nhạy cảm dễ dị ứng hay có nhiều mụn trứng cá thì những đồ ăn ngọt, nhất là các món ăn làm từ đậu xanh có thể khiến tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động mạnh hơn.
Đặc biệt, các chất dầu mỡ, chất béo có trong vỏ bánh trung thu có thể khiến làn da tăng bài tiết dễ bám bụi bẩn, vi khuẩn làm bít lỗ chân lông khiến da có thể bị dị ứng, nổi mụn nhiều hơn.
Người bệnh dạ dày, tim mạch, thận
Trong đậu xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng cực cao và được xếp vào nhóm thực phẩm lạnh, có tính hàn.
Bởi vậy, những người có tiền sử bệnh dạ dày, tim mạch, bệnh thận khi sử dụng loại thực phẩm này có nguy cơ tái phát bệnh nặng hơn.
Người già và trẻ nhỏ
Trong thành phần bánh trung thu có chứa nhiều thành phần đạm. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và người già hệ tiêu hóa kém nên ăn bánh trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Vậy nên, người già và trẻ nhỏ cần lưu ý không nên ăn quá nhiều bánh trung thu trong một ngày để tránh đau bụng, viêm tụy cấp, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Những người bị tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch
Bánh trung thu nhân đậu xanh chứa hàm lượng lớn đường và các chất dầu mỡ, chất béo không tan có thể gây áp lực nên các cơ quan tiêu hóa và bài tiết.
Do đó, những người mắc bệnh tim mạch, ăn quá nhiều bánh trung thu có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, tăng gánh nặng cho hệ tim mạch thậm chí dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Người đang sử dụng thuốc Đông y
Đậu xanh có tính hàn, vị ngọt, tuy không độc nhưng lại khá kỵ với các bài thuốc từ Đông y bởi nó khiến các loại thảo mộc mất hết tác dụng, thậm chí có thể gây phản ứng phụ khi sử dụng cùng nhau.
Do đó, khi đang sử dụng thuốc Đông y không nên ăn bánh trung thu nhân đậu xanh để tránh những hậu quả khó lường.
Benh.vn (Tổng hợp)