Theo thống kê mới nhất hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh cường giáp, một bệnh nội tiết khá phổ biến ở Việt Nam đang gia tăng rất nhanh.
Mục lục
Nữ giới mắc nhiều hơn nam giới và thường trong độ tuổi từ 30-45 tuổi. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là gầy sút nhiều không rõ nguyên nhân, tim đập nhanh, run tay, dễ cáu gắt, hồi hộp, cổ to và một số bệnh nhân (BN) có mắt lồi. Tuy có nhiều triệu chứng nhưng do diễn biến tăng dần nên nhiều trường hợp được chẩn đoán muộn. Cần phát hiện và kiểm soát kịp thời, nếu không được điều trị ngay và dứt điểm, BN cường giáp có thể bị nhiều biến chứng mà phổ biến và nguy hiểm nhất là các biến chứng về tim mạch.
Tìm hiểu về tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình dạng con bướm nằm phía trước cổ, nó là một bộ phận rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng của cơ thể. Tuyến giáp được coi là tuyến lớn nhất của hệ nội tiết, nó tiết ra hormone – nội tiết tố thyroxin (T4) có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào. Tuyến giáp còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều…
Bệnh lý tuyến giáp
Khi tuyến giáp phải hoạt động quá mức, bị suy yếu, đó là do nó không tiết đủ hormon T4 cho cơ thể gây bệnh suy giáp trạng. Ngược lại khi tuyến giáp tiết quá nhiều hormon, sẽ dẫn đến trình trạng tuyến giáp phải hoạt động quá mức sinh ra bệnh cường tuyến giáp trạng. Cả hai tình trạng suy giảm hoặc hoạt động quá mức của tuyến giáp nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, thậm chí có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp.
Có khoảng 10-15% BN cường giáp có biến chứng loạn nhịp tim, thường gặp nhất là rung nhĩ (tâm nhĩ không đập theo nhịp bình thường nữa mà đập rất nhanh và không đều, từ 300-600 lần/phút). Khi đó các BN thường có biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực nhiều, một số bị đau ngực, thậm chí có BN bị ngất. Nghe tim thấy tâm thất đập không đều nhưng ở tần số rất nhanh, có thể lên tới 170-180 lần/phút.
Đau cơ khớp cũng là một triệu chứng của bệnh tuyến giáp cho thấy tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề, Đối với suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa và cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin chậm đến các cơ. Đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và phối hợp tứ chi.
Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ và dễ gãy. Da khô và bong tróc. Đó là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trường. Còn với cường giáp, người bệnh sẽ dễ bị rụng lông và tóc, da trở nên đặc biệt mẫn cảm và rất mềm mỏng.
Suy giáp ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt. Nếu các kì kinh đến sớm với tần xuất cao bạn có thể đã bị suy giáp. Ngược lại, nếu kỳ kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp. Điều này là do nồng độ hormon thay đổi, gây kích thích đến kinh nguyệt, làm thay đổi cơ chế kinh, từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con khó khăn. Ngoài ra còn gây giảm ham muốn tình dục.
Hormone tuyến giáp được coi là có ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể, hệ tiêu hóa cũng không ngoại lệ. Người bị suy giáp dễ bị táo bón còn người bị cường giáp thì lại hay bị tiêu chảy và đau bụng.
Nếu cơ thể bị trầm cảm và hoảng sợ, chữa trị mãi vẫn không khỏi dù đã uống thuốc đặc trị, có thể bạn đã bị bệnh về giáp. Hormone tuyến giáp là một phần quan trọng giúp tăng trưởng và thúc đẩy hoạt động của các cơ, vì vậy, nếu bạn gặp vấn đề về giáp sẽ khiến nguồn hormone giả, do đó cơ sẽ không được thúc đẩy và gây mệt mỏi. Đặc biệt, đôi khi cường giáp còn có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ nhưng không cảm giác đủ giấc.
Khi bị cường giáp, các hormon sản sinh liên tục sẽ khiến bạn luôn có cảm giác đói, nhưng dù ăn nhiều vẫn giảm cân. Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn béo. Vậy nên nếu cân nặng của bạn trở nên khó thay đổi cho dù đã cố gắng giảm bớt hoặc tăng khẩu phần thì có thể bạn đã bị bệnh về giáp.
Một số phương pháp điều trị cường giáp tồn tại, cách tiếp cận tốt nhất phụ thuộc vào tuổi, tình trạng thể chất và mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn
Phương pháp điều trị bệnh cường giáp
Thuốc kháng giáp
Những loại thuốc này giảm dần các triệu chứng của cường giáp bằng cách ngăn chặn tuyến giáp sản xuất thừa kích thích tố. Chúng bao gồm propylthiouracil và methimazole (Tapazole). Các triệu chứng thường bắt đầu cải thiện trong sáu đến 12 tuần, nhưng điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng thường tiếp tục ít nhất một năm và thường dài hơn. Đối với một số người, điều này đã xóa bỏ vĩnh viễn các vấn đề, nhưng những người khác có thể bị tái phát.
Cả hai loại thuốc có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến tử vong. Bởi vì propylthiouracil đã gây rất nhiều thiệt hại cho gan, nó thường được sử dụng chỉ khi không thể chịu đựng được methimazole.
Beta blockers
Các thuốc này thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Nó không làm giảm mức tuyến giáp, nhưng nó có thể làm giảm nhịp tim nhanh chóng và giúp ngăn ngừa đánh trống ngực. Vì lý do đó, bác sĩ có thể kê toa cho đến khi mức tuyến giáp tiến gần hơn với bình thường.
I-ốt phóng xạ
Uống iốt phóng xạ được hấp thu bởi tuyến giáp, nó thu nhỏ tuyến và các triệu chứng giảm dần, thường là trong vòng 3 – 6 tháng. Bởi vì điều trị nguyên nhân cường giáp chậm đáng kể, cuối cùng có thể cần phải uống thuốc mỗi ngày để thay thế thyroxine
Phẫu thuật tuyến giáp
Nếu không thể chịu được thuốc kháng giáp và không muốn dùng iốt phóng xạ trị liệu, có thể phẫu thuật tuyến giáp, mặc dù đây là một tùy chọn chỉ trong một vài trường hợp. Bác sĩ loại bỏ hầu hết các tuyến giáp. Rủi ro của phẫu thuật bao gồm thiệt hại dây thanh âm và tuyến cận giáp – bốn tuyến nhỏ nằm ở mặt sau của tuyến giáp có thể giúp kiểm soát mức độ canxi trong máu.
Ngoài ra, cần phải điều trị suốt đời với levothyroxine (Levoxyl, Synthroid…) để cung cấp cho cơ thể với số lượng hormone tuyến giáp bình thường. Nếu tuyến cận giáp cũng được loại bỏ, cần uống thuốc để giữ mức canxi huyết bình thường.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân cường giáp cũng rất quan trọng. Người bệnh cường giáp phải kiêng ăn những thức ăn có hàm lượng iốt cao. Trong ăn uống phải kiêng thức ăn nóng, khô cay như ớt, gừng sống, thịt dê. Bổ sugn nhiều vi khoáng canxi, kẽm. Tăng cường vitamin trợ lực chống mệt mỏi do cường giáp gây ra. Tăng cường bổ sung calo và hạn chế đồ uống lợi tiểu.
Benh.vn