Da là cơ quan có bề mặt lớn nhất của cơ thể. Da có tác dụng như lớp bảo vệ cho cơ và cơ quan nội tạng tránh khỏ các chất phóng xạ, nhân tố độc hại và những tổn thương lý tính. Cấu tạo của da gồm 3 lớp: Biểu bì, hạ bị và lớp dưới da; mỗi lớp có một vai trò quan trọng khác nhau. Da cũng có một số kẻ thù như ánh nắng và thuốc lá…. Và bụi bẩn là kẻ thù lớn nhất kiến làn da của bạn trở nên lão hóa nhanh hơn.
Mục lục
1. Tẩy trang
Sản phẩm tẩy trang là sản phẩm kem nhằm tẩy rửa sạch các dấu vết mỹ phẩm không cần thiết. Sản phẩm này được làm ra không chỉ dành riêng để làm vệ sinh trên bề mặt da thông thường mà còn chuyên tẩy rửa các chất bã nhờn và dơ bẩn trên da. Không phải lúc nào cũng cần đến sản phẩm này. Thông thường chỉ khi cần tẩy rửa lớp trang điểm người ta mới dùng đến nó.
Các dụng cụ dùng để vệ sinh cho da
- Bọt biển là một trong những dụng cụ mới nhất, đây là loại dụng cụ tẩy rửa tạo nên từ chất lỏng và sau đó được xử lý bằng một loại bơm đặc biệt để trở thành dạng bọt biển như hiện tại. Thông thường ta chỉ cần một miếng là đủ để vệ sinh mặt.
- Loại bông tẩy trang chuyên tẩy xóa những khiếm khuyết của da thường được giới trẻ sự dụng. Mãi tới gần đây, các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc da mới đưa ra các loại bông tẩy trang cho da khô và da bình thường. Vì không những tiện dụng trong các chuyến đi mà còn rất dễ dàng và nhanh chóng tẩy sạch các dấu vết trang điểm.
- Với tấm tẩy, ta chỉ cần thấm nước và chà lên mặt. Dụng cụ này có khả năng tẩy sạch những vết trang điểm. Khả năng tẩy của loại sản phẩm này bắt nguồn từ những sợi nặm ngay trên tấm tẩy.
Ta không nên tiêu quá nhiều tiền vào những dụng cụ tẩy rửa đắt tiền, vì những sản phẩm này chỉ ở trên da trong giây lát rồi cũng phải tẩy rửa đi. Hãy để dành để mua sắm các sản phẩm tạo ẩm, chống nắng, các phương pháp chăm sóc tích cực và đó là cách để giữ làn da đẹp ở lại với ta lâu hơn.
2. Tẩy trang săn da và làm se lỗ chân lông
Có thể 2 thuật ngữ này làm một số bạn khó hiểu và đây là sự khác biệt. Chất tẩy trang săn da được sử dụng theo 2 cách: dùng như một nguyên tắc chung giữa hai công đoạn làm vệ sinh và tạo ẩm; và đối với một số trường hợp đặc biệt sử dụng chất tẩy không có cồn áp dụng cho da khô và da thường. Chất làm se lỗ chân lông là chất loại bỏ những chất bẩn ra khỏi da. Chất tẩy làm se lỗ chân lông đôi khi cũng được xem như một loại của chất tẩy có thành phần của cồn hay những tác nhân giúp cân bằng độ ẩm trong đó. Nó chỉ được dùng cho các loại da dầu nhằm tẩy bỏ các chất cặn dầu ra khỏi da.
3. Chất tạo ẩm
Chất tạo ẩm có hai công dụng chính: giữ ẩm và làm mềm lớp biểu bì; làm ta cảm thấy dễ chịu, nhìn vào trông sẽ đẹp hơn và cũng dễ gây thiện cảm hơn. Cũng như các sản phẩm chăm sóc da khác, không có loại nào là phù hợp cho tất cả các loại da. Đây là một số sản phẩm chính tạo ẩm cho da.
Tạo ẩm bề mặt:
Có rất nhiều sản phẩm tạo ẩm ở nhiều dạng khác nhau: dạng sánh, sữa lỏng, dạng dầu thơm, kem và dạng màng. Một số được đựng trong các tuýp nhỏ và một số được đựng trong các lọ bơm hay hộp. Đối với những loại da không cần hydrat hóa thì có dạng nhẹ và ngược lại thì có dạng nặng. Một số sản phẩm tạo ẩm có công dụng khác như làm lành các vết thương. Đối với khách hàng, việc lựa chọn sản phẩm cũng có thể là điều khó nghĩ.
Khác với việc vệ sinh da – không đòi hỏi mất nhiều thời gian, việc tạo ẩm cho da phải suốt cả ngày. Vì vậy, điều cần thiết là phải tìm cho được những sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần đến các sản phẩm tạo ẩm. Da dầu và da bình thường cũng cần một lượng dầu thích hợp để giữ độ ẩm nên đối với chúng, việc làm dụng các sản phẩm khác chỉ gây hại mà thôi.
Nếu bạn đang sống ở một vùng có khí hậu ẩm thấp trong khi da bạn lại là da bình thường hay da khô, nó sẽ trở nên nhễ nhại vào mua hè. Nếu quả thế, vào những tháng nắng hè bạn nhớ đừng sử dụng các mỹ phẩm tạo ẩm.
4. Da và chế độ ăn
Những chế độ ăn uống nghèo calo hay bổ dưỡng cũng có thể gây nên những tác hại cho da, nhất là đối với những thói quen hay sử dụng thức ăn nhanh. Dưới đây là những tóm tắt về ảnh hưởng của các thức ăn thông thường lên da:
- Thiếu portein có thể dẫn đến tình trạng da sạm màu, khô và khó lành khi bị tổn thương.
- Thiếu chất sắt có thể làm da tái
- Thiếu vitamin A sẽ làm khô da và tróc da
- Thiếu vitamin B sẽ gây nứt nẻ ở khóe miệng, tróc da, khó lành vết thương và làm da nhợt nhạt.
- Thiết vitamin C sẽ làm khó lành vết thương, da bị sạm màu và dễ bị thâm tím.
- Thiếu vitamin E cũng sẽ làm vết thương khó lành và làm khô da.
- Thiếu vitamin K sẽ làm người ta có vóc dáng ốm yếu, dễ bị tổn thương và hay bị sưng mao mạch trên mặt.
- Một giấc ngủ cân bằng chính là một yếu tố hàng đầu giúp cho da tự đổi mới và đẹp lâu dài.