Điếc đột ngột là căn bệnh tuy không mới nhưng có xu hướng gia tăng trong thời đại hiện nay. Điếc đột ngột do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên.
Mục lục
Vậy, điếc đột ngột là bệnh gì? Phương pháp phòng tránh bệnh điếc đột ngột như thế nào?
Thế nào là bệnh điếc đột ngột
Bệnh điếc đột ngột là một dạng điếc thần kinh giác quan xảy ra một cách đột ngột từ vài giờ đến vài ngày. Bệnh do sự vận chuyển máu đến nuôi ốc tai không thuận lợi. Theo điều tra có đến 55% trường hợp điếc đột ngột nằm ở độ tuổi từ 15 đến 45. Số bệnh nhân nam cao gấp đôi nữ
Triệu chứng
+ Giảm sức nghe.
+ Ù tai.
+ Chóng mặt.
+ Đau đầu..
Điếc đột ngột là dạng điếc thần kinh giác quan xảy ra một cách đột ngột (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân
+ Do tiếng ồn (tác động thường xuyên của tiếng ồn hoặc kích thích âm thanh quá lớn): âm thanh trong vũ trường, tiếng còi ô tô, tiếng máy móc ở các khu công nghiệp…
+ Do thay đổi áp lực quá đột ngột: hắt hơi, ho mạnh, đang nằm vùng dậy nhanh, do lặn sâu….
+ Do co thắt mạch máu, huyết khối, xuất huyết tai trong…
+ Do nghiện rượu.
+ Do căng thẳng thần kinh, stress.
+ Bị bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch.
+ Do lão hóa.
+ Do tác nhân siêu vi trùng, các loại siêu vi trùng: quai bị, sởi, virus cúm, adenovirus… gây viêm mê nhĩ, viêm mê nhĩ sũng nước, viêm hạch gối…
Diễn biến của bệnh
+ Điếc xảy ra một cách đột ngột, cũng có thể diễn biến trong vài giờ, 1 hoặc vài ngày.
+ Điếc xảy ra ở một bên tai, cũng có thể xảy ra ở hai tai và người bệnh thường phát hiện lúc sáng sớm khi tỉnh dậy.
+ Điếc ở mức độ từ nhẹ đến nặng: từ hơi điếc đến điếc hoàn toàn (không cảm nhận được bất kỳ âm thanh nào)….
Điếc xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày từ nhẹ đến nặng (Ảnh minh họa)
Phòng ngừa điếc đột ngột
+ Nghỉ ngơi, thư giãn.
+ Giảm căng thẳng, stress.
+ Không sử dụng các chất kích thích.
+ Tránh tiếp xúc với tiếng ồn cao.
+ Tạo môi trường yên tĩnh.
+ Hạn chế nghe nhạc bằng tai nghe để kiểm soát âm thanh.
+ Sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động cho cá nhân khi làm việc trong các khu công nghiệp: thiết bị che chắn tai và giảm tiếng ồn…
Hạn chế đeo tai nghe, tránh tiếp xúc với tiếng ồn cao…(Ảnh minh họa)
Điều trị điếc đột ngột
+ Khi phát hiện điếc đột ngột (tai ù, sức nghe giảm…) cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị càng sớm càng tốt.
+ Bệnh nhân được truyền thuốc giãn mạch và corticoid.
+ Chạy oxy cao áp…
Lưu ý: Nếu đến bệnh viện thăm khám trước 7 ngày 85,19% trường hợp phục hồi được chức năng nghe.
+ Sau 7 ngày tỷ lệ thành công chỉ còn 7,14%, còn đa số bị di chứng điếc vĩnh viễn.
Khám bệnh trước 7 ngày khi thấy có hiện tượng giảm thính lực (Ảnh minh họa)
Lời kết
Bệnh điếc đột ngột tuy không phải là một căn bệnh mới nhưng trong thời kỳ xã hội phát triển hiện đại, công nghiệp hóa thì bệnh điếc đột ngột gia tăng do thói quen sử dụng tai nghe, stress, tiếng ồn xe máy, xe ô tô, tiếng chạy máy ở các khu công nghiệp, …
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và thính giác, chúng ta cần tạo môi trường yên tĩnh, hạn chế dùng tai nghe, sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc để giảm tiếng ồn…
Benh.vn