Côn trùng chui vào tai là một trong những tai nạn hy hữu khiến người bệnh khó chịu, đôi khi gây đau đớn. Đặc biệt, khi thấy khó chịu trong tai, nếu chúng ta không biết cách xử lý sẽ dẫn đến tổn thương tai mà côn trùng cũng không lấy ra được. Vậy, khi côn trùng chui vào tai cần xử lý như thế nào?
Mục lục
Các triệu chứng khi côn trùng chui vào tai
- Cảm giác nhột, ngứa, khó chịu một bên tai.
- Có cảm giác như có con gì bò trong tai (trẻ nhỏ thường khóc thét lên)…
- Thấy đau dữ dội một bên tai…
Các loại côn trùng thường chui vào tai là: kiến, gián, rết, bọ chó…
Nhột, ngứa, khó chịu, đau dữ dội một bên tai là triệu chứng khi bị côn trùng bò vào tai
Cách xử lý khi bị côn trùng chui vào tai
- Nhỏ oxy già hoặc nước ấm (độ ấm tương đương với nhiệt độ cơ thể) đến khi côn trùng không ngọ nguậy được nữa, sau đó nằm nghiêng cho nước chảy ra.
- Dùng đèn soi để rọi vào tai, nếu côn trùng ở gần phía ngoài tai (nếu có thể nhìn thấy) dùng kẹp y tế gắp ra.
- Nếu côn trùng ở sâu bên trong, không nên cố lấy côn trùng ra, bởi vì càng cố lấy sẽ làm cho côn trùng chui sâu vào trong tai gây chấn thương màng nhĩ, hoặc sẽ làm chúng nát ra, dẫn đến nhiễm trùng tai.
- Nếu đã áp dụng những cách sơ cứu trên mà vẫn không lấy được côn trùng ra thì đưa bệnh nhân đến bệnh viện tai mũi họng để gắp côn trùng, tránh những tổn thương nặng nề cho tai.
Nhỏ ô xy già hoặc nước ấm vào tai sau đó nằm nghiêng để côn trùng bò ra ngoài…
Làm gì để phòng ngừa côn trùng chui vào tai
- Ngủ trên giường, không ngủ dưới đất.
- Không ăn, uống trên giường (đặc biệt là đồ ngọt).
- Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần vệ sinh sạch sẽ (lau miệng, lau cổ…) sau khi bé bú sữa.
- Nếu trẻ bị trớ hoặc bị dính sữa cần thay quần áo cho trẻ.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế các loài côn trùng ẩn náu trong nhà.
Khi trẻ bị trớ sữa cần thay quần áo ngay cho trẻ.
Một số phương pháp dân gian
- Dùng lá hẹ, giã rồi vắt lấy nước, nhỏ vào tai vài giọt.
- Hành lá, giã lấy nước nhỏ vào tai.
- Hùng hoàng, tán bột, lấy lửa than cho vào chén, rắc thuốc bột lên cho bốc khói, kê tai vào xông cho khói vào lỗ tai để côn trùng chui ra.
- Lấy vỏ cây trúc, tán bột, hoà với nước nhỏ vào tai khi bị kiến bò vào tai.
- Lấy gừng sống ép lấy nước cốt nhỏ vào tai khi bị rết bò vào tai.
Lưu ý: khi thực hiện các phương pháp trên cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
Lời kết
Nếu vô tình bị kiến bò vào tai, cách tốt nhất là chúng ta lấy oxi già hoặc nước sôi để nguội rồi nhỏ vào tai (mục đích để các côn trùng khi bị ngập nước thì bò ra ngoài) sau đó nằm nghiêng về bên tai đã đổ nước để côn trùng dễ dàng bò ra ngoài. Tuyệt đối không nên tự lấy que chọc vào tai để lấy cồn trùng ra. Việc làm đó không những không lấy được côn trùng mà còn dẫn đến viêm tai (do côn trùng chết gây viêm nhiễm) hoặc thủng màng nhĩ (nếu chọc quá sâu)….
Ngoài ra, để hạn chế côn trùng bò vào tai chúng ta nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh những điều kiện để côn trùng ẩn nấp…Đặc biệt đối với trẻ nhỏ đang bú mẹ cần thay tã lót thường xuyên, khi trẻ bị trớ cần thay áo ngay vì mũi sữa thm rất hấp dẫn các loại kiến và côn trùng khác…