Hồng là loại trái cây rất phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người ưu thích. Quả hồng không đơn giản là thứ quả tráng miệng thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào như vitamin A, C; photpho, canxi, sắt… Hơn nữa, hồng còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh mà ít người biết đến.
Mục lục
Theo y học truyền thống Trung Quốc cho rằng quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn. Quả hồng vị ngọt chát, tính hàn, vô độc; cuống hồng vị chát, tính bình, thông kinh mạch phổi, tì ( lá nách), thận, đại tràng; có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết v.v… có thể giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao v.v…
Hồng dùng làm thuốc như thế nào?
Nhà khoa học, Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông Y Hà Nội cho hay, hồng ngâm có nhiều tên gọi khác nhau hồng trứng, hồng đỏ, hồng giòn, tùy theo mỗi vùng miền mà cách gọi tên được thay đổi. Hồng là loại cây trồng bằng mầm rễ, ra hoa vào tháng 3-5 và có quả từ tháng 8 – 10 (âm lịch). Trong Đông y, rất nhiều bộ phận của cây hồng được làm thuốc.
Hồng chính rất tốt cho bệnh nhân tim mạch
Quả hồng xanh có vị ngọt, chát, tính bình có tác dụng nhuận phế, sinh tân, làm bớt khô háo, tiêu đờm, giảm ho… Người bị nôn kèm theo nấc đang tiêu chảy có thể dùng trái hồng xanh ăn hoặc sắc nước uống sẽ giúp bệnh nhanh thoái lui. Người bị ho nhiều đờm có thể dùng quả hồng xanh giã, vắt lấy nước uống hoặc nhai nuốt nước, với hồng khô có thể sắc uống, uống từ 5-7 ngày sẽ giúp tiêu đờm khỏi ho.
“Không chỉ hồng xanh có tác dụng chữa bệnh, quả hồng khi chín cũng được dùng điều trị nhiều chứng bệnh tốt cho tim và phế quản. Quả hồng khi chín có vị ngọt, ít chát, tính bình, quy kinh tâm và phế. Dùng hồng chín có tác dụng bổ hư lao, nhuận tâm và phế”, Lương y Bùi Đắc Sáng nói .
Khi dùng hồng chín làm thuốc Lương y Bùi Đắc Sáng lưu ý, người mới cảm lạnh, đờm thấp, đầy bụng, mắc sốt rét cơn và các bệnh sau sinh ở phụ nữ không nên dùng.
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, trẻ nhỏ hay bị tiểu đêm, nấc cụt dùng mọi cách không khỏi có thể dùng ngay 12-20g hồng sắc uống sẽ giúp hết đái dầm. Người hay bị nôn mửa, thổ huyết dùng 20g tai hồng sắc uống giúp giảm bớt các triệu chứng. Trường hợp người bị đại tiện ra máu, ỉa chảy, kiết lỵ dùng 60-80g vỏ cây hồng và 60-80g rễ cây hồng sắc uống sẽ rất tốt.
Tốt cho người nghiện thuốc lá
Lương y Bùi Đắc Sáng cho hay, quả hồng là trái cây mùa thu rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong quả hồng không chỉ giàu năng lượng mà còn có các dưỡng chất quý như mangan, kali,…tốt cho những người bị cao huyết áp.
Hồng có tác dụng bổ tâm nên rất tốt cho người lao động trí óc, công việc căng thẳng, người phải làm việc nhiều. Một ngày ăn 1-2 trái hồng sẽ giúp cho người lao động trí óc tỉnh táo, tốt cho tim mạch hoạt động tốt. Trong trái hồng có chứa nhiều kẽm, đồng và vitamin C, axit amin… đều là những dưỡng chất quan trọng cần phải có trong cơ thể.
“Người hút thuốc lá ăn hồng sẽ rất tốt vì trong hồng có beta-caroten ngăn ngừa sự hình thành ung thư phổi. Beta-caroten là một tiền tố của vitamin A rất tốt cho thị lực. Cho nên người làm việc tập trung trước máy tính, mắt mỏi mệt nên dùng trái hồng để ăn thường xuyên”, Lương y Bùi Đắc Sáng nói.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong quả hồng còn có khá nhiều vitamin C giúp cơ thể chống đỡ với các loại vi sinh vật. Trong khoảng thời tiết Thu – Đông chuyển mùa nên vi khuẩn, vi rút rất dễ tấn công gây bệnh. Thường xuyên ăn hồng là cách tốt nhất và rẻ tiền để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trong hồng có nhiều vitamin PP giúp nâng cao sức chống đỡ của cơ thể chống lại sự mệt mỏi. Vitamin PP rất tốt cho những bệnh nhân trầm cảm. Sắt có trong quả hồng giúp hồng hào da, duy trì thành phần trong máu…
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết thêm, quả hồng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tim. Người cao huyết áp mỗi ngày ăn 3-4 quả giúp hỗ trợ giảm huyết áp. Người khó tiểu có thể ăn hồng vì hồng có tác dụng lợi tiểu và tận dụng được những giá trị dinh dưỡng tốt bên trong.