Mục lục
Để giải đáp cho thắc mắc này, các nhà khoa học của Mỹ đã ghi lại những hình ảnh kỳ diệu về sự hình thành và phát triển các cơ quan của bé.
Tuần đầu tiên
Quá trình thụ thai đã diễn ra và một quả bóng bé xíu xiu, tập hợp của các tế bào đang không ngừng phân chia và bám chắc vào dạ con. Khối tế bào này lớn rất nhanh và trở thành một phôi mầm
Tuần thứ 5
Phôi mầm lúc này đã trở thành một bào thai thực sự. Nó có cỡ một hạt đậu với xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã hình thành. Bào thai đã có một hệ huyết mạch riêng và có thể thuộc một nhóm máu khác với nhóm máu của mẹ. Những mạch máu sẽ trở thành dây cuống rốn và trên phôi mầm những chiếc chồi bé xíu bắt đầu “nảy ra” (khởi thủy của các chi – chân, tay – sau này).
Tuần thứ 6
Đặc điểm khuôn mặt bé dần hình thành.
Khoảng tuần thứ 7
Khuôn mặt bé rõ nét hơn những bộ phận cơ thể khác của bé cũng dần dần được hình thành như mắt, tai, phổi, gan, cằm. Các ngón tay của bé đã dần hình thành nhưng chưa thực hiện việc phân chia các kẽ ngón tay bé. Tim bắt đầu tượng hình
Đến tuần thứ 8, 9
Trái tim của bé bắt đầu có những nhịp đập đầu tiên. Não của bé cũng bắt đầu tăng trọng lượng. Hệ thần kinh phát triển rất nhanh. Đầu lớn dần và mắt đang hình thành dưới da mặt. Tứ chi của bào thai đang phát triển không ngừng và đã ra dáng những bàn chân, bàn tay bé xíu. Tất cả các cơ quan nội tạng cũng đang phát triển và ngày càng phức tạp hơn. Những cử động môi của bé cũng được nhận diện dễ dàng hơn.
Tuần thứ 10
Ngón tay và ngón chân của bé bắt đầu phân chia. Đây cũng là thời điểm bé xuất hiện móng chân, móng tay.
Tuần thứ 11,12
Vai trò cung cấp dưỡng chất và đào thải các chất thải ra khỏi bào thai qua cuống rốn đã được thực hiện hoàn chỉnh. Thai nhi lúc này thực sự có hình dáng của một con người
Quý II: Khuôn mặt bé có nét tương tự với bé sơ sinh.
Đến tuần thứ 16 – 19
Các cơ trên mặt bé chuyển động nhiều hơn. Bé đã biết liếc mắt hoặc cau mày. Bé đã có các ngón chân và móng tay, có mi mắt. Toàn bộ người bé lúc này xuất hiện một lớp lông tơ và nó sẽ phát triển tới tận tuần cuối cùng trước khi chào đời.
Tuần 20-23
Toàn cơ thể bé lúc này sẽ phủ một lớp sáp mỏng (còn gọi là chất gây) giúp bảo vệ làn da của bé khỏi môi trường nước ối hiệu quả hơn. Đồng thời, khung xương tiếp tục phát triển và xương sọ bắt đầu cứng lại nhưng chưa hoàn chỉnh (thóp sau này)
Tuần 24-27
Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bé đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn phát triển chiều cao và cân nặng của thai nhi. Da dẻ của thai nhi sẽ không còn trong suốt nữa mà ngày càng “đục” dần (không còn nhìn thấy các mạch máu nhỏ dưới da), giống với tình trạng khi bé được sinh ra. Màu tóc của bé lúc này đã khá rõ ràng
Quý III: Mắt bé mở thường xuyên, đã phân biệt đươc sáng tối. Giai đoạn này, là giai đoạn phát triển về cân nặng và chiều cao. Tóc bé tiếp tục dài thêm. Nhiều bé chào đời với một bộ tóc dày mượt. Đầu bé đã vững vàng hơn và sẵn sàng lọt vào khung xương chậu.
Hệ xương của bé
Một phần xương ở bé bắt đầu hình thành trong những tuần đầu tiên. Đến tuần thứ 8, hệ xương của bé dần hoàn thiện, liên kết với nhau bằng sụn và hình thành khung xương.
– Tuần thứ 10: Xương sọ, xương cánh tay, ngón tay; xương bàn chân, ngón chân của bé đã hoàn thiện.
– Tuần thứ 13: Các mô xương bao quanh đầu bé bắt đầu xuất hiện. Đây cũng là giai đoạn để bé hình thành những chiếc sương xườn nhỏ.
– Tuần thứ 15: Tủy trong xương của bé đã hình thành.
– Tuần thứ 21: Tủy xương vận hành chức năng sản xuất hồng cầu. Lá lách và gan của bé cũng hình thành để hỗ trợ việc sản xuất hồng cầu trong thời điểm này.
– Tuần thứ 29: Hệ xương của bé đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy vậy, chúng còn khá mềm dẻo và dễ chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài. Hệ xương của bé tiếp tục hoàn thiện trong khoảng thời gian còn lại trong bụng mẹ, kể cả khi bé đã chào đời.
Chuyển động của bé
– Bé có thể chuyển động trên dưới 50 lần mỗi phút. Sự chuyển động này cũng là yếu tố để bác sĩ xem xét tình trạng phát triển của thai có ổn định không.
Sự phát triển của não
– Tuần thứ 4: Tế bào não của bé đã định hình. Não của bé bắt đầu sản xuất hàng tỷ nơron thần kinh trong suốt giai đoạn nằm trong bụng mẹ.
– Tuần thứ 14-16: Não đã có chức năng thúc đẩy hoạt động các cơ mặt của bé. Nhờ vậy, bé có khả năng liếc mắt, cau mày, chuyển động miệng. 5 giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác được định hình. Bé có thể nghe và nhận biết giọng nói, âm thanh bên ngoài bụng mẹ.
– Quý III: Não bé ngày một linh hoạt hơn. Hệ thần kinh của bé phát triển khá nhanh. Nó điều khiển các hoạt động ở bé như thở, tiêu hóa và nhịp đập ở tim.
Nguyên tắc để phát triển trí não cho bé: Bạn nên ăn khoảng 1,4mg axit béo omega 3 mỗi ngày. Loại axit này chứa nhiều trong cá, các loại rau có màu xanh sậm như rau cải… Bạn cũng nên bổ sung thêm axit folic (theo chỉ dẫn của bác sĩ) để giúp não bé phát triển toàn diện.
Benh.vn