Hiểu về quá trình hình thành các vết nhăn và lão hóa da để có thể phòng tránh và kéo dài tuổi trẻ. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu về vấn đề này
Mục lục
Tại sao lại có hiện tượng thay đổi của da?
Cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, sự thay thế mới của da cũng từ từ giảm. Đối với người trẻ tuổi, lớp biểu bì sẽ tự thay thế với chu kỳ 28 ngày càng về sau chu kỳ tăng dần lên 30 – 32 ngày thậm trí đến 36 ngày, chính vì vậy nó đã gây ra hiện tượng thô ráp và xuống màu của da. Hình dạng của những tế bào này cũng thay đổi do đó nó sẽ làm da kém phẳng phi, lớp biểu bì cũng trở nên mỏng trong một số trường hợp làm da yếu đi và giảm khả năng ngăn ngừa việc mất nước. Đây chính là nguyên nhân tại sao hiện tượng khô da thường đi đôi với quá trình lão hóa.
Người già thường xuất hiện các điểm nàu nâu sẫm hay màu nâu ở cánh tay, bàn tay, cổ và mặt. Hiện tượng này là do tế bào sản sinh hắc tố đã trở nên “uể oải” do tuổi già. Nói tóm lại, da ở tuổi già dễ bị cảm ứng hơn da ở thời trẻ vì nó ít có khả năng chống chọi với những thay đổi và vì thế thường xuất hiện những vết tấy màu hồng hay những vết mụn. Những thay đổi về hạ bị là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng chùng da cùng với quá trình lão hóa cơ thể. Chất tạo keo và sợi co giãn (bộ phận chính của cấu tạo da) cũng bị thoái hóa theo và để lại cho lớp trên của da một bộ khung yếu ớt. Dấu hiệu này bạn có thể thấy rõ thông qua những nếp nhăn sâu giữa mũi, miệng và cằm. Thậm chí ngay cả lớp cuối cùng của da (lớp dưới da) cũng bị ảnh hưởng, làm cho các tế bào mỡ ít được sản sinh hơn trong khi chính các tế bào mỡ là nhân tố tạo nên sự đầy đặn của làn da. Cuối cùng chính trọng lượng của da, một điều không ai có thể tránh khỏi, cũng là nguyên nhân tạo nên hiện tượng da bị rủ xuống.
Những yếu tố gây hại cho da
Theo các chuyên gia về da liễu, có 75 đến 90% những tổn thương về da là do chính chúng ta, trong đó, những thói quen sinh hoạt hàng ngày chính là nhân tố quyết định da của bạn sẽ như thế nào?
Rám nắng
Hầu hết mọi người đều cho rằng phơi nắng rất nguy hiểm và gây nguy cơ cao về ung thư da; thế nhưng nhiều người khác lại cho rằng, phơi nắng sẽ chẳng sao. Những thuật nghữ như “ rám căn bản”, “rám trung bình”, “rám cao độ” hay “rám toàn diện” thường rất phổ biến trong giới khát nắng. Tuy nhiên sự thực là ở bất cứ thời điểm nào, việc phơi nắng đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự hủy hoại da mình và làm tăng những nguy cơ về hiện tượng già trước tuổi cũng như ung thư da.
Tác hại của các tia gây nên
Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu, chính các tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân gây tổn thương da. Các tia này thường ở hai dạng: UVA và UVB.
Vấn đề là UVA đã tác động vào da như thế nào?
– UVA có thể thâm nhập qua các tầng mây và thủy tinh ở dạng sóng dài. Chúng xuất hiện ở cùng cường độ mạnh như nhau trong suốt cả ngày và xuất hiện ngay cả vào những ngày Đông, là nguyên nhân gây ung thư da đồng thời tạo những thay đổi về da như vết tấy đỏ hay vết xạ. Nó cũng hủy hoại hệ thống tạo nhờn của da, dẫn đến nguyên nhân làm da lão hóa sớm
Chúng xuyên qua các lớp da và tạo các gốc hóa học tự do (Các gốc hóa học tự do là những thành phần hợp chất dễ biến đổi và tấn công gây thương tổn đến cấu trúc tế bào. Những hóa chất này không những là nguyên nhân gây nên hiện tượng già trước tuổi của da mà còn gây nguy hại cho AND và cho hệ thống miễn dịch của cơ thể); Những gốc này tiêu diệt những tế bào hắc tố, làm thoái hóa hệ thống tạo nhờn và đàn hồi.
– UVB thường được xem là loại sóng ngắn và gây rám, cháy cũng như ung thư da. Loại tia này thường có cường độ mạnh nhất từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều hàng ngày trong thời điểm từ cuối xuân đến đầu thu hàng năm, chúng thường xuất hiện ở các khu vực gần đường xích đạo và cao hơn so với mặt biển.
Ảnh hưởng của môi trường
Chúng ta đều đã biết ô nhiễm môi trường có hại cho phổi, có thể gây hiện tượng chảy nước mắt và ảnh hưởng xấu đến sinh sản. Nhưng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến da như thế nào? Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa da liễu đều cho rằng sự ô nhiễm môi trường không có lợi cho da. Hiện tượng ô nhiễm đồng nghĩa với những hóa chất độc hại như các loại carbon oxit, oxit nitrat, chì và cloflorua carbon, đây là những nguyên tố tạo gốc tự do trong da. Những gốc tự do này gây tác hại đến hệ thống sản sinh chất nhờn và sợi đàn hồi mà nếu có “lỗ thủng” trong các hệ thống này, sẽ sinh ra hiện tượng sệ da. Đặc biệt đối với những làn da nhạy cảm, ô nhiễm có thể gây nên hiện tượng nổi mụn hay dị ứng. Những người có da nhờn thì hay bị tắc lỗ chân lông và đọng nhờn trong môi trường ô nhiễm.
Ảnh hưởng của stress
Nguyên nhân gây nên vết đốm trên da là rất đơn giản: khi cơ thể trong tình trạng stress, hoóc môn trọng thận sẽ được giải thoát (thường gọi là hooc môn stress). Chúng tạo ra những thay đổi trên da bao gồm các hiện tượng dạ xuống sắc, có nhiều chất nhờn hay kho, tái xám, rồi lại có những quầng thâm dưới mắt và bị nổi mụn. Bạn không thể tránh được tất cả các hiện tượng xảy ra do stress nhưng bạn có thể tìm hiểu các đối phó. Thở sâu, tắm ngâm mình vào các buổi tối tại nhà có thể giúp cải thiện tình trạng trên.
Thể dục sẽ cải thiện hệ tuần hoàn, nhằm bổ sung lượng máu giàu oxy bề mặt da. Kết quả đầu tiên được nhận thấy sau mỗi lần tập ngắn, là vẻ hồng hào duyên dáng của da. Theo một số chuyên gia chăm sóc da, việc tập luyện lâu dài sẽ cải thiện hệ thống sợi đàn hồi và làm phát triển thích hợp các tế bào da mới.
Mất ngủ
Khi ngủ da có khả năng sinh sản tế bào mới gấp hai lần so với khi thức. Hơn nữa, môt vài nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có tỉ lệ sản sinh tế bào mới và các hoóc môn cần thiết cho da trong việc hàn gắn những vết thương do môi trường gây nên là rất thấp. Khi những tế bào thay thế mới bị giảm dần thì việc xuất hiện các vết nhăn và hiện tượng chùng xuống của da là điều tất yếu. Người bình thường có nhu cầu về ngủ trong khoảng từ 7 -9 tiếng/ngày.
Tư thế ngủ
Để ngăn ngừa các vết nhăn không đáng có, khi ngủ bạn nên nằm ngửa, nếu nằm nghiêng hay nằm sấp mặt của bạn sẽ bị tì vào gối tạo thành những nếp nhăn. Đối với những người trẻ thì những vết này có thể nhanh chóng biến mất, nhưng đối với những người già do hệ thổng sản sinh nhờn và sợi đàn hồi yếu dần nên những nếp nhăn này có thể lưu lại cả tiếng đồng hồ sau đó.
Quá trình hình thành các vết nhăn và lão hóa da
Da của chúng ta được cấu tạo thành ba lớp. Lớp biểu bì trên bề mặt được tạo thành từ các tế bào da chết và bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố bên ngoài như nước và ánh sáng mặt trời.
Bên dưới lớp này là lớp hạ bì, chịu trách nhiệm cho độ bền và độ đàn hồi của da, vì nó giàu collagen và elastin. Lớp cơ sở, được gọi là lớp dưới da, là nơi các tế bào mỡ mang lại cho làn da vẻ ngoài trẻ trung đầy đặn.
Theo thời gian, các nếp nhăn sẽ bắt đầu hình thành trên cả lớp biểu bì và lớp hạ bì. Khi chúng ta già đi, da cần thời gian phục hồi lâu hơn so với khi còn trẻ vì tế bào da mất nhiều thời gian để phân chia hơn. Hậu quả là lớp bì sẽ bắt đầu mỏng đi và các nếp nhăn bắt đầu hình thành trên lớp biểu bì do mất độ ẩm.
Cuối cùng, da không thể hồi phục nhanh khi bị giãn do các sợi collagen và elastin tan trong lớp bì, làm giảm sự hỗ trợ cho da. Da cũng bắt đầu chảy xệ và giảm căng bóng hơn vì chất béo bắt đầu giảm trong lớp hạ bì.
Mặt khác khi chúng ta lớn lên, đặc biệt là sau tuổi 25, việc sản xuất collagen bắt đầu chậm lại. Nếu tính theo thống kê từ các nhà khoa học từ nước Anh, hằng năm có khoảng từ 1-1,5% lượng collagen bị mất đi. Khi đó lượng collagen còn lại do cơ thể chuyển hóa theo thời gian không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của các tế bào, nhất là tế bào da.
Mất collagen da, da thiếu sự độ đàn hồi, thiếu nước và thiếu chất béo, đây được xem là nguyên nhân chính gây ra nếp nhăn.
Benh.vn