Sâm khoai hay còn gọi là địa tàng thiên là loại cây lâu năm được trồng ở vùng Andes. Nó được biết đến với thân rễ củ giòn, có vị ngọt đặc trưng. Cấu trúc và hương vị đã được mô tả như là một sự pha trộn dịch vị giữa một quả táo tươi và một quả dưa hấu. Tại Việt Nam, Địa Tàng Thiên được trồng khá nhiều tại Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía bắc, nơi có độ cao trên 1000m.
Phần rễ tích trữ lớn và ăn được, phần lớn là các đường Oligosaccharid (nên cơ thể không hấp thụ được) tạo cho nó một hương vị ngọt ngào và làm cho sâm khoai được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân tiểu đường, người béo phì thèm ăn ngọt và có tác dụng giải rượu, chống táo bón.
Các tác dụng chính
- Bồi bổ sức khỏe, chống tiểu đường, hạ đường huyết, chữa đau loét hành tá tràng, dạ dày, giải độc gan (uống rượu mà ăn nó rất khó say), giàu saponin (chống lão hóa), hỗ trợ giảm cân, trị đầy hơi táo bón, tốt cho người già đến trẻ nhỏ.
- Sâm khoai có thể chế biến được rất nhiều món ăn: Canh bò gà; súp gà; các loại lẩu (trừ lẩu hải sản, do sâm có tính hàn); các món xào; món cho người ăn chay (với đậu phụ, mì và nấm);… Đặc biệt thơm ngon, vị ngọt thay thế mì chính.
- Có thể ăn sống như củ đậu (thơm mát hơn rất nhiều), làm các món kem, sinh tố, sa lat…
Một số bài thuốc hay từ sâm khoai
Ở Việt Nam, người dân thường sử dụng sâm khoai để trị ho, chữa bệnh gan hoặc phù thũng… Dưới đây là một số bài thuốc từ sâm khoai bạn có thể dễ dàng áp dụng:
- Giải nhiệt cơ thể, làm mát gan: Lấy lá sâm khoai đem nấu canh ăn hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc gan vô cùng hiệu quả.
- Chữa bệnh ngoài da như ghẻ lở, làm liền sẹo nhanh chóng: Sử dụng lá, rễ cây sâm khoai đem rửa sạch rồi đun lấy nước tắm sẽ giúp chữa các chứng bệnh ngoài da.
- Chữa bệnh tiểu đường: Sâm khoai khô 25g hoặc sâm khoai tươi 75g đem sắc với 1 lít nước và uống trong ngày sẽ giúp ổn định đường huyết sau 1 tháng sử dụng.
- Chữa bệnh cao huyết áp: Hoa sâm khoai tươi hoặc khô 12g đem sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, hạn chế tối đa tình trạng huyết áp tăng đột ngột.
Một số lưu ý khi sử dụng sâm khoai
Sâm khoai có thể gây độc nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng sai cách. Khi sử dụng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi. Do đó, khi sử dụng củ sâm khoai cũng như bất cứ bộ phận nào để làm thuốc nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ, lương y trước khi sử dụng.
Xem thêm: Thực hư chuyện sâm khoai có thể chữa bệnh tiểu đường