Thai sống trong tử cung nhờ cậy hoàn toàn vào người mẹ qua hệ tuần hoàn tử cung – rau – thai. Do đó, các hộ máy hô hấp, tuần hoàn có những điểm khác người lớn.
Mục lục
Bộ máy tuần hoàn của thai nhi
Tim có 4 buồng, nhưng đặc hiệt là hai tâm nhĩ thổng với nhau bởi lỗ Botal.
Động mạch phổi cũng thông giữa tâm thất phải và phổi nhưng vì phổi xẹp, chưa hoạt động nên máu cũng không lưu thông bao nhiêu.
Động mạch chủ và động mạch phổi thông với nhau bởi ống động mạch nên đã dẫn máu từ thất phải sang động mạch chủ một phần.
Từ hai động mạch chậu trong có hai động mạch rốn đi theo dây rau vào bánh rau để đưa ra những nhánh động mạch nhỏ tới các gai rau (mang máu đen). Máu đỏ từ các mao mạch của tua rau chảy về tĩnh mạch rốn.
Chu kỳ tuần hoàn
Máu đỏ từ các gai rau mang các chất dinh dưỡng và o xy đi vào thai nhi bằng tĩnh mạch rốn. Khi tới tĩnh mạch chủ dưới máu đỏ sẽ pha trộn với máu đen từ nửa dưới cơ thể, để cùng đổ vào tĩnh mạch chủ. Đến tâm nhĩ phải, máu một phẩn xuống tâm thất phải để vào động mạch phổi, một phần qua lỗ Botal vào tâm nhĩ trái. Vì phổi chưa làm việc nên phần máu từ động mạch phổi theo ống động mạch đến động mạch chủ. Động mạch chủ cũng nhận máu từ tâm thất trái chảy ra, rồi đem đi nuôi khắp cơ thể, chỉ một phần máu trở về rau thai qua hai động mạch rốn. Như vậy, hầu hết máu trong thai nhi là một thứ máu pha trộn, vừa đen, vừa đỏ. Sau khi thai nhi sổ ra ngoài được gọi là trẻ sơ sinh, khi cuống rốn được cắt thì rau đình chỉ chức phận của nó. Trẻ sơ sinh bắt đầu thở, phổi bắt đầu hoạt động, tiểu tuần hoàn bắt đầu làm việc, lỗ Botal đóng lại, ống động mạch tắc, các mạch máu rốn và ống Arantius đều thôi làm việc. Trẻ sơ sinh bắt đầu sống với hệ tuần hoàn vĩnh viễn giống như người lớn.
Bộ máy hô hấp ở thai nhi
Thai nhi nằm trong tử cung sử dụng oxy trong máu người mẹ nhờ rau mang tới. Phổi chưa hoạt động nên xẹp, đặc, thả xuống nước thì chìm CO2 thai từ các tế bào của thai nhi được chuyển vào các gai rau rồi thải vào các hồ huyết để về máu người mẹ. Máu từ tĩnh mạch rốn đến thai nhi có O2 cho nên màu đỏ, trái lại, máu ở động, mạch rốn thì đen vì chứa CO2. Sự trao đổi O2 và CO2 qua gai rau là do sự chênh lệch nồng độ giữa máu mẹ và máu con quyết định, khi người mẹ bị ngạt thai nhi cỏ thể nhường O2 cho người mẹ và thai nhi có thể chết trước. Nhưng thai nhi sử dụng ít O2 nên khá năng chịu đựng ngạt của thai nhi khá cao. Máu động mạch của thai thường chỉ bão hoà khoảng 75% O2. Vì vậy trong trường hợp mẹ bị chết một cách đột ngột (do tai nạn…) thì thai nhi có thể sống thêm một thời gian và người ta có thể đặt vấn đề phẫu thuật nhanh để cứu thai nhi sau khi mẹ chết trong vòng 15 phút.
Tuy vậy, nếu thai nhi bị thiếu O2 thì sẽ có những hậu quả:
– Đấu tiên là toan khí do ứ đọng CO2 sau đó bị toan chuyển hoá do thừa acid lactic.
– Thiếu oxy sẽ gây ra hiện tượng tập trung tuần hoàn, co mạch ngoại biên và nội tạng để tập trung máu vào những bộ phận quan trọng như não, tim. Tình trạng thiếu oxy làm tăng nhu động ruột và tống phân xu vào nước ối. Nước ối có lẫn phân xu là triệu chứng quan trọng của suy thai (trừ trường hợp ngôi mông).
Bộ máy tiêu hoá thai nhi
Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi nhận những chất dinh dưỡng của mẹ từ bánh rau, thẩm thấu qua thành của các gai rau.
Bộ máy tiêu hoá cũng có hoạt động duy trì. trong ống tiêu hoá có phân xu là chất dịch sánh đặc, trong có chứa chất nhầy của niêm mạc dạ dày ruột, mật của gan, nước ối do thai uống vào, một ít tế bào từ đường tiêu hoá.
Chức năng bài tiết của thai nhi
Da cỏ hài tiết chất nhờn và chất bà, hát đầu từ tháng thứ 5.
Thận đã hoạt động, có nước tiểu trong bàng quang. Thai đái vào buồng ối. Ngay sau đó, thai có thê đái ngay, nếu vì lý do nào đó bàng quang co bóp. Mội vài trường hơp bệnh lý vỏ thận như thận ứ nước cùng chứng tỏ là thận đã hoạt động trong khi thai nhi còn nằm trong tử cung của người mẹ.
Benh.vn