Chắc hẳn bạn đã biết, quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng kết hợp cùng tế bào trứng. Sự kết hợp này không hề đơn giản, thậm chí phải mất một khoảng thời gian khá dài tinh trùng mới có thể tiếp cận được trứng. Vậy sự di chuyển của tinh trùng, trứng đến địa điểm thụ tinh như thế nào ? Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu.
Mục lục
Tinh trùng
Cấu tạo
Tinh bào trường thành gọi là tinh trùng. Mỗi tinh trùng gổm có 3 phần:
– Đầu: Hình bầu dục, phần trước có nguyên sinh chất, phần sau là một nhân to có nhiễm sắc thể.
– Thân: ở giữa cổ dây trục, nằm giữa các dây xoắn ốc, gần phía đầu có trung thể. Đuôi dài, ở giữa có dây trục.
Các đặc điểm của tinh trùng
– Chiều dài 65nm
– Số lượng từ 60 – 120 triệu/lml tinh dịch
– Tỷ lệ hoạt động (lúc mới phóng tinh) trên 80%
– Tốc độ di chuyển mỗi phút 1,5 – 2,5 mm
– Thời gian sống trong đường sinh dục nữ phụ thuộc vào acid của môi trường âm đạo:
+ pH toan sống được < 2 giờ
+ Ở ống cổ tử cung: pH >7,5 sống đươc 2-3 ngày.
+ Trong vòi trứng: Tinh trùng sống đươc 2-3 ngày.
Tóm lại trung bình tinh trùng có thể sống trong bộ phận sinh dục nữ từ 2 đến 3 ngày.
Dị dạng về hình thể tinh trùng
Có thể gặp tinh trùng dị dạng trong tinh dịch bình thường nhưng tỷ lệ dị dạng không đươc quá 10%.
Nơi sản sinh ra tinh trùng
Tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng. Trong tinh hoàn có các ống sinh tinh, trong ống sinh tinh có những tinh nguyên bào là những tế bào nguyên thuỷ của tinh trùng.
Tinh nguyên bào có 46 XY (nhiễm sắc thể). Phân bào lần thứ nhất (phân bào thường) thành tinh bào loại một có 46 XY. Phân bào lần thứ hai (phân bào giảm nhiễm) thành tinh bào loại hai có 23, X hoặc 23, Y. Sau đó tiếp tục phân bào thành tiền tinh trùng và tinh trùng loại 23, Y hoặc tinh trùng loại 23, X.
Trứng
Đặc điểm noãn bào
Trong buồng trứng có các nang noãn nguyên thuỷ.
– Buồng trứng của một em bé gái mới lọt lòng mẹ có từ 1.200.000 đến 1.500.000 nang noãn nguyên thuỷ.
– Nhưng từ tuổi dậy thì đến lúc mãn kinh chỉ có 400 đến 450 nang trưởng thành, còn phần lớn thoái hoá và teo đi. Nang nguyên thuỷ phát triển dần trở thành nang Graab. Trong nang Graab có noãn và các tế bào hạt.
Noãn trưởng thành có đường kính từ 100 đến 150. Noãn được phóng ra từ nang Graab đem theo nhiều lớp tế bào hạt bao bọc xung quanh.
Cấu tạo của noãn có vỏ bọc gọi là màng trong suốt. Noãn chứa nguyên sinh chất và một nhân to lệch sang bên. Khi noãn được phóng ra ngoài thì loa vòi trứng hứng lấy noãn và đưa về vòi trứng.
Sự phát triển của noãn thành noãn trưởng thành:
Noãn nguyên bào trong nang noãn phân bào và phát triển thành noãn bào loại I,noãn bào loại II và cuối cùng là noãn trưởng thành. Quá trình phát triển từ noãn nguyên bào thành noãn bào loại II ở trong giai đoạn trước tuổi thành niên. Noãn bào loại II phát triển thành noãn trưởng thành chỉ xẩy ra trong khi phóng noãn.
Di chuyển của tinh trùng và noãn đến nơi thụ tinh
Tinh trùng và noãn đều phải di chuyển được đến địa điểm để thụ tinh. Nhưng đoạn đường và cách thức di chuyển của tinh trùng và noãn không giống nhau.
Di chuyển của tinh trùng
Tốc độ di chuyển của tinh trùng
Khi giao hợp tinh trùng được trộn với tinh tương thành tinh dịch lỏng vào âm đạo. Từ các cùng đồ âm đạo, tinh trùng còn đi được khoảng cách chừng 20cm để tới nơi thụ tinh (ở 1/3 ngoài vòi trứng). Người ta tính với nhiệt độ cơ thể thì tốc độ di chuyển của tinh trùng là 1,5 đến 2,5 mm trong 1 phút, vậy thời gian cần thiết để tinh trùng tới được nơi thụ tinh khoảng từ 90 phút đến 2 giờ.
Thực ra tinh trùng di chuyển được đến nơi thụ tinh phải vượt qua cổ tử cung, tử cung và 2/3 trong của vòi trứng, thì ngoài khả năng tự di chuyển của nó (nhờ có đuôi) còn có thêm nhiều yếu tố khác tác động vào cho nên thời gian để tinh trùng đến được nơi thụ tinh có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường.
Tinh trùng di chuyển đến tử cung
Đầu tiên tinh trùng ngay sau khi xuất tinh được tập trung nhiều tại cùng đồ của âm đạo. Nếu ở người bình thường, với tử cung hơi ngả trước thì lỗ của lử cung hướng về phía sau, nghĩa là nằm ngay trong đám tinh dịch. Tại đây, nhờ những co hóp của các thớ cơ âm đạo, sức hút của cổ tử cung, độ pH thích hợp của vùng cổ tử cung nên tinh trùng di chuyển được tương đối nhanh đến lỗ ngoài cổ tử cung. Từ đó tinh trùng vượt qua ống cổ tử cung để tới tử cung.
Các yếu tố tác động đến khả năng qua ống cổ tử cung của tinh trùng
Tuy nhiên tinh trùng qua được nhanh và nhiều như thế ngoài sự tự chuyển động, còn tuỳ thuộc khối lượng và đặc điểm lý hoá của niêm dịch cổ tử cung. Tuỳ theo từng thời gian trong vòng kinh dưới tác động của các loại nội tiết tố mà niêm dịch cổ tủ cung có nhiều thay đổi. Ở thời điểm có phóng noãn thì lượng niêm dịch, độ nhầy, độ trong suốt của nó là thích hợp nhất cho tinh trùng qua được ống cổ tử cung dễ dàng hơn so với bất cứ thời điểm nào khác.
Tinh trùng di chuyển đến vòi trứng
Qua được ống cổ tử cung, tinh trùng được chuyển lên phía vòi trứng cũng do khả năng tự di động của chúng, nhưng cũng có thêm những yếu tố khác tác động vào như nhu động của tử cung và vòi trứng, luồng dịch vận chuyển trong tử cung và vòi trứng, tác động của các đoạn thắt sinh lý như lỗ trong cổ tử cung, lỗ trong vòi trứng, sự vận động của các nhung mao của niêm mạc tử cung và vòi trứng… Những yếu tố tác động này trên thực tế đã cố tác dụng chọn lọc về chất, đặc biệt là tại vùng cổ tử cung.
Những tinh trùng không bình thường sẽ không được thụ tinh
So sánh tình hình các tinh trùng với âm đạo, cổ tử cung, buồng tử cung, vòi trứng thì tỷ lệ các tinh trùng không bình thường ngày một giảm và đến vòi trứng số lượng tinh trùng tuy ít đi rất nhiều nhưng chủ yếu là tinh trùng hình thường. Hiện tượng tinh trùng bị tiêu huỷ trong quá trình di chuyển được coi là một điểm cần thiết về sinh lý, vì nêu tinh trùng đến được địa điểm quá đông, hoặc có những con không tốt thì trứng thụ tinh sẽ không được bình thường.
Di chuyển của noãn
Đoạn đường đi của noãn đến nơi thụ tinh ngắn hơn so với của tinh trùng, nhưng noãn lại không thể tự chuyển động được, mà phải nhờ những yếu tố xung quanh. Lúc đầu khi nang noãn vỡ ra noãn đươc thoát ra khỏi nang và nằm trên mặt của buồng trứng, lúc này noãn ở vào giai đoạn noãn bào cấp II, xung quanh noãn là màng trong vùi lấp tế hào hạt. Sau đó noãn được hút về phía vòi trứng (cơ chế của sự hút này cũng chưa biết thật rõ).
Có thuyết cho rằng: noãn bị hút về phía vòi là do tác động phối hợp của nhu động vòi trứng và các nhung mao trong vòi trứng. Tác động đó càng mạnh nếu các tua của loa vòi càng gần noãn.
Một thuyết khác nêu lên vai trò của chất dịch thường có trong ổ bụng, chất dịch này luôn luôn chuyển động về phía loa vòi trứng nên hút noãn theo về hướng đó.
Ngoài ra còn những yếu tố khác như sự co thắt các thớ cơ trơn trong các tua vòi, vai trò của nội tiết tố… Khi tới lỗ vòi trứng, noãn sẽ vượt qua và di chuyển trong vòi trứng tương đối nhanh, chỉ sau vài giờ là có thể tới địa điểm thụ tinh. Sự di chuyển của noãn trong đoạn vòi này do những yếu tố như luồng dịch từ ổ bụng vào tử cung, nhu động của vòi trứng, sự cử động của nhung mao vòi trứng. Trong giai đoạn phóng noãn, lượng estrogen lên cao kích thích sự co bóp của các cơ trơn nên đã đẩy noãn di chuyển nhanh.
Benh.vn