1. Sốc phản vệ trên phụ nữ có thai
– Sốc phản vệ xảy ra trên phụ nữ mang thai gây nguy cơ tử vong, thiếu oxy cho cả mẹ và thai nhi
Mục lục
– Xử trí: giống phác đồ cung điều trị sốc phản vệ nhưng phải:
- Phải thở oxy ngay
- Theo dõi sát độ bão hòa oxy máu mẹ, huyết áp, nhịp tim và chức năng tim, tim thai
2. Sốc phản vệ ở trẻ ≤ 2 tuổi
– Chẩn đoán: Sốc phản vệ ở trẻ nhỏ rất khó nhận biết. Nhiều trường hợp, các dấu hiệu của sốc phản vệ tương đối giống các biểu hiện hàng ngày của trẻ: quấy khóc, khó chịu, sợ hãi, đỏ da,xung huyết, phù mạch, nôn trớ, tăng tiết đờm dãi, khò khè, khó thở, tím tái, vã mồ hôi, tụt huyết áp.
– Điều trị: giống phác đồ chung.
3. Sốc phản vệ ở người già
– Sốc phản vệ trên người già nguy cơ tử vong cao hơn do thường kèm bệnh phối hợp, đặc biệt là bệnh tim mạch.
– Điều trị giống phác đồ chung
– Không có chống chỉ định tuyệt đối khi dùng adrenalin trên những người bệnh này, tuy nhiên nên cân nhắc lợi ích – nguy cơ khi dùng.
4. Sốc phản vệ trên người đang dùng thuốc chẹn thụ thể Beta
– Đáp ứng của những người bệnh này với adrenalin thường kém, làm tăng nguy cơ tử vong.
– Điều trị: Như phác đồ chung xử trí sốc phản vệ, cần theo dõi sát huyết áp chặt chẽ hơn.
- Thuốc giãn phế quản: nếu cường beta 2 đáp ứng kém, dùng thêm kháng cholinergic: ipratropium đường hít (0,5mg khí dung hoặc 2 nhát Atrovent xịt x 3 lần/giờ)
- Xem xét dùng Glucagon khi không có đáp ứng với adrenalin.
5. Sốc phản vệ trong quá trình gây tê – gây mê
– Chẩn đoán sốc phản vệ trong quá trình gây tê, gây mê, hậu phẫu thường gặp nhiều khó khăn do người bệnh trong tình trạng mất ý thức, các biểu hiện ngoài da ít gặp và có thể chỉ biểu hiện trụy tim mạch. Các thuốc giãn cơ là nguyên nhân thường gặp nhất.
– Điều trị: như phác đồ điều trị chung.
6. Sốc phản vệ do gắng sức
– Là dạng sốc phản vệ xuất hiện sau hoạt động gắng sức.
– Triệu chứng điển hình: người bệnh mệt mỏi, kiệt sức, nóng bừng, đỏ da, ngứa ngày, mày đay, có thể phù mạch, khò khè, tắc nghẽn đường hô hấp trên, trụy mạch. Một số người bệnh thường chỉ xuất hiện triệu chứng khi gắng sức có kèm thêm các yếu tố đồng kích thích khác: thức ăn, NSAIDs, rượu, phấn hoa.
– Người bệnh cần phải ngừng vận động ngay khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Người bệnh nên mang theo adrenalin (tốt nhất là bơm tiêm tự động định liều). Điều trị theo phác đồ chung.
– Cần khám chuyên khoa Dị ứng để sàng lọc nguyên nhân.
7. Sốc phản vệ vô căn
– Khi xuất hiện các triệu chứng sốc phản vệ mà không xác định được nguyên nhân.
– Điều trị tương tự phác đồ điều trị sốc phản vệ chung
– Có thể điều trị dự phòng: những người bệnh thường xuyên xuất hiện các đợt sốc phản vệ ( > 6 lần/năm hoặc > 2 lần/2 tháng)
8. Sốc phản vệ do thuốc cản quang
– Gặp nhiều ở nhóm áp lực thẩm thấu cao và ion hóa theo cơ chế anaphylactoid là chủ yếu. Yếu tố nguy cơ: TS sốc với RCM, HPQ, bệnh TM, beta blokers
– Điều trị như phác đồ chung
– Có thể dự phòng SPV bằng corticoid và kháng histamin, khuyến cáo dùng non – ionic RCM.
Benh.vn