Kem chống nắng rất phổ biến trong việc làm giảm tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời đối với làn da. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về cách sử dụng kem chống nắng và tác dụng của nó. Vậy sử dụng kem chống nắng như thế nào là đúng cách và cần lưu ý gì để bảo vệ da tốt nhất với kem chống nắng.
Mục lục
1. Chỉ cần sử dụng kem chống nắng thôi là đủ ?
Nhiều người cho rằng, khi họ sử dụng các sản phẩm chống nắng rồi thì làn da của họ sẽ được bảo vệ và họ có thể thoải mái vui chơi hoặc đi dưới trời nắng .
Điều này là hết sức sai lầm. vì thực tế là chỉ sử dụng kem chống nắng thôi chưa đủ, dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời thì kem chống nắng chỉ có thể hạn việc cháy da nhưng không thể bảo vệ làn da của bạn hoàn hảo. Để bảo vệ hiệu quả hơn bạn nên kết hợp việc sử dụng kem chống nắng cùng với mũ nón khẩu trang…. trước khi ra nắng.
Khoảng thời gian từ 10g sáng đến 4g chiều là lúc các tia UV mạnh nhất, bạn nên tránh đi ra nắng vào lúc này. Một mẹo nhỏ để biết được thời gian “hoành hành” của các tia UV, bạn hãy quan sát nếu thấy cái bóng thấp hơn bạn, đó là lúc mặt trời chiếu mạnh nhất.
2. Sử dụng các sản phẩm không phù hợp
6 loại da từ trắng đến đen. Mỗi loại da đều có khả năng chịu đựng khác nhau dưới tác hại của ánh nắng mặt trời. Thông thường, chỉ số SPF tối thiểu bạn nên chọn là SPF 15. Những người có làn da trắng sáng rất dễ bị cháy nắng và thường đã cháy nắng thì rất kinh khủng vì làn da khá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì thế nên chọn sản phẩm chống nắng có SPF cao khoảng 30-45. Và chỉ số này không phải như một số người lầm tưởng là họ xài kem chống nắng có SPF 45 thì có thể chịu nắng trong khoảng 45 phút. Người ta ước tính rắng sản phẩm có SPF 45 chỉ có khả năng bảo vệ da nhiều hơn 3-4% so với SPF 15.
Chỉ số chống nắng (SPF) cho biết khả năng của sản phẩm bảo vệ da khỏi tia UVB – nguyên nhân khiến cho da bị cháy nắng – sẽ gấp bao nhiều lần so với lúc không dùng sản phẩm.
Ví dụ đơn giản, nếu da bạn ra nắng trong 1 tiếng sẽ bị cháy nắng, thì khi dùng kem chống nắng có SPF 15 thì sẽ có hiệu quả chống tia UVB trong vòng 15 tiếng, tức là gấp 15 lần. Tuy nhiên, con số tính toán này hoàn toàn không ổn định vì cường độ bức xạ của mặt trời luôn thay đổi vào các giờ trong ngày, cộng thêm khi bạn hoạt động bị ra mồ hôi, bị dính nước, quần áo cọ xát… những yếu tố này sẽ khiến khả năng chống nắng của sản phẩm bị suy yếu.
3. Dùng quá ít kem chống nắng mỗi lần
Do nhiều nguyên nhân tác động khiến kem chống nắng có tác dụng yếu đi. Vì thế cách khoảng 2 tiếng nên bôi một lần. Đối với những người vận động nhiều ra mồ hôi hoặc xuống nước thì cần phải bôi lại thường xuyên hơn.
Một người lớn kích thước trung bình cần khoảng 30ml cho mỗi lần bôi kem chống nắng mới có thể đủ để che chắn cho làn da. Tuy nhiên không nhất thiết phải thoa kem quá nhiều lên da mà chỉ cần thoa một lớp kem mỏng, nếu thoa quá dày, lớp kem thừa không kịp thẩm thấu vào da sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng da trong mùa hè.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, bạn phải bôi kem ít nhất từ 15-30 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để da có thể thẩm thấu và kem mới phát huy tác dụng. Họ cũng khuyên rằng ngay cả những ngày trời không có nắng, bạn cũng nên sử dụng kem chống nắng vì bạn không thấy mặt trời không có nghĩa là da bạn không bị tác hại của các tia UV từ mặt trời.
4. Ý nghĩa của các chỉ số trên nhãn kem chống nắng
Trên bao bì kem chống nắng thường có rất nhiều chỉ số khác nhau và thành phần khác nhau. Tuy nhiên, trong đó chỉ số SPF là đáng quan tâm hơn cả. Ngoài ra, còn một số thông số khác, khi mua kem chống nắng, bạn nhớ lưu ý.
SPF (sun protection factor): là chỉ số hiệu quả bảo vệ da chống các tia UVB.
PA (protection factor of UVA): là chỉ số thể hiện khả năng chống tia UVA. Chỉ số PA thường được thể hiện ở 3 mức độ: PA+, PA++, PA+++, mức độ PA càng cao (nhiều +) thì khả năng chống UVA càng mạnh.
Sunscreen: là những sản phẩm chống nắng có chỉ số chống nắng từ 15 trở xuống.
Sunblock: là chỉ số chống nắng từ 30 trở lên.