Trong 3 tháng đầu mang thai, người phụ nữ có nhiều thay đổi về thể chất lẫn tinh thần. Một số người biểu hiện rõ hơn những người khác, tuy nhiên, sự thay đổi này là tất yếu khi thai nhi lớn dần lên.
Mục lục
- 1 Sự thay đổi thể chất và tinh thần của người mẹ khi mang thai 3 tháng đầu
- 2 Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ
- 2.1 Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 3
- 2.2 Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 4
- 2.3 Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 5
- 2.4 Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 6
- 2.5 Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 7
- 2.6 Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 8
- 2.7 Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 9
- 2.8 Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 10
- 2.9 Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 11
- 2.10 Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 12
Sự thay đổi thể chất và tinh thần của người mẹ khi mang thai 3 tháng đầu
Sau khi thai nhi làm tổ và phát triển bình thường trong tử cung thì việc tăng kích thước, thay đổi hormon và tăng thể tích vùng bụng của mẹ sẽ khiến người mẹ có nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần.
Sự thay đổi về thể chất của người mẹ khi mang thai 3 tháng đầu
- Có cảm giác buồn nôn, ốm nghén không chỉ vào buổi sáng.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường vì lúc này khối lượng tử cung tăng lên, tạo áp lực lên bàng quang.
- Hay mệt mỏi và thường xuyên buồn ngủ.
- Bầu ngực có những thay đổi như: đau, ngứa, núm vú nhạy cảm, quầng vú sẫm màu hơn.
- Luôn có cảm giác nặng và đầy hơi ở vùng bụng dưới.
- Có thể chảy máu nhẹ vùng âm đạo nhưng chỉ là những đốm nhỏ, không nhiều như hành kinh.
- Bị đau lưng.
- Nhạy cảm với mùi, ngửi mùi thức ăn cũng khiến bạn buồn nôn.
- Thèm một số món ăn dù trước đó không thích.
Sự thay đổi về tinh thần của người mẹ mang thai 3 tháng đầu
- Hứng thú nhưng cũng hay lo lắng và bối rối.
- Tâm trạng dễ bị kích động, mau nước mắt hơn bình thường.
- Đôi khi cảm thấy tiếc nuối thời con gái.
- Lo lắng về thân hình sau khi sinh xong.
Có cảm giác buồn nôn, ốm nghén không chỉ vào buổi sáng là một trong những thay đổi thể chất ở cơ thể bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ bắt đầu thấy ở tuần thứ 3 và cứ như vậy cho tới khi hết 3 tháng đầu tiên.
Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 3
Ở tuần thứ 3 của thai kỳ, trứng được thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào, gọi là túi phôi. Trong túi phôi này chứa một bộ DNA đầy đủ của cả bố và mẹ. Bộ DNA đó sẽ quyết định giới tính, màu mắt và một số đặc điểm khác của trẻ sau này.
Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 4
Túi phôi đã phát triển thành phôi thai. Chỉ trong vòng 6 tuần tới, tất cả các bộ phận trên cơ thể của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển, thậm chí một số sẽ bắt đầu hoạt động, điển hình là trái tim của bé.
Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 5
Ở tuần này, phôi thai phát triển với tốc độ chóng mặt. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của bé.
Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 6
Trái tim của bé bắt đầu đập dù chỉ nhỏ bằng một hạt vừng. Những đặc điểm của khuôn mặt như mắt, lỗ mũi đang bắt đầu hình thành. Phôi thai đã phát triển hơn trước với kích thước khoảng 6.35mm. Trên thân phôi thai đã bắt đầu chồi ra những mầm bé xíu mà sau này sẽ thành chân và tay.
Tuần thứ 6, những đặc điểm của khuôn mặt bé như mắt, lỗ mũi đang bắt đầu hình thành.
Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 7
Ở tuần thai này, khi đi siêu âm, bác sỹ cũng đã có thể cho bạn biết một điều hết sức kì diệu, đó là đã nghe thấy nhịp tim em bé trong bụng bạn đập.
Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 8
Cánh tay và chân của bé đang phát triển, trên bàn tay cũng đã bắt đầu hình thành các ngón. Mũi và môi trên dần xuất hiện. Máu bắt đầu chảy trong hệ thống tuần hoàn sơ khai. Bé bắt đầu có một số cử động tuy nhiên rất nhẹ nên bạn hầu như không cảm nhận được điều gì.
Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 9
Tuần thai này thứ 9 là mốc phôi thai chính thức được gọi là bào thai thực sự. Mắt đã hoàn chỉnh nhưng vẫn nhắm nghiền. Bộ phận sinh dục của bé cũng đã được hình thành nhưng bác sỹ chưa thể phân biệt được giới tính thông qua siêu âm.
Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 10
Móng tay bé bắt đầu hình thành trên các ngón tay, ngón chân. Tóc và lông tơ bắt đầu phát triển trên da. Chồi răng được hình thành, xương đang phát triển. Mí mắt của bé đã khép lại và sẽ nhắm cho đến tuần thứ 27 nhưng bé vẫn nghe được các hoạt động từ bên ngoài thông qua đôi tai đã hoàn chỉnh.
Ở tuần thứ 12 một đặc điểm đặc biệt quan trọng đã hình thành đó là dấu vân tay đã trên các đầu ngón tay nhỏ xíu của bé.
Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 11
Trong tuần thứ 11 bé đã bắt đầu có phản xạ. Bé đã có thể bắt đầu nuốt và đá chân. Ngón tay bé có thể bắt đầu xòe ra và nắm lại được, các ngón chân cụp lại, và miệng có cử động mút.
Sự phát triển của thai nhi trong Tuần thứ 12
Ở tuần thai này, một đặc điểm đặc biệt quan trọng đã hình thành đó là dấu vân tay đã trên các đầu ngón tay nhỏ xíu của bé. Đây là cột mốc quan trọng của 3 tháng đầu thai kỳ và cũng là lúc bạn nên có buổi thăm khám quan trọng đầu tiên với bác sĩ sản khoa.
Lời kết
Mang thai là một quá trình ý nghĩa với những thay đổi vô cùng kỳ diệu ở cả người mẹ và thai nhi. Có sự chuẩn bị và hiểu rõ về những thay đổi đó bạn có thể trải qua quá trình mang thai nhẹ nhàng và sẵn sang tâm lý chờ đón con yêu của mình chào đời.