Nhiều người cho rằng, nước nhân trần rất tốt trong việc giải nhiệt, mát gan nên trong những ngày nắng nóng thường xuyên dùng loại nước này thay cho nước lọc để giải khát. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, dù nhân trần là một vị thuốc tốt chữa các chứng bệnh liên quan đến gan, không phải dùng trong trường hợp nào cũng mang lại những lợi ích cho cơ thể. Uống nhân trần không đúng cách có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Mục lục
Sự kết hợp “chết người” giữa nhân trần và cam thảo
Nhân trần vốn có vị đắng nên để dễ uống, nhiều gia đình hoặc hàng nước vỉa hè để tăng thệm vị ngọt đã kết hợp với cam thảo. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải, hai vị thuốc trái ngược nhau được sử dụng chung sẽ không có lợi cho cơ thể.
Thai phụ mất sữa, thai suy dinh dưỡng, chết lưu
Phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không nên dùng nhân trần, bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dễ khiến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc có sữa nhưng rất ít.
Ngoài ra, nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều nước, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu.
Uống quá nhiều gây cảm giác chán ăn
Hiện tượng chán ăn sau khi uống nhiều nước nhân trần là do nhân trần có tác dụng tiết mật, và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột, có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây là nguyên nhân nhiều người bị đầy hơi, trướng bụng sau một thời gian dài uống nước nhân trần, từ đó dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn…
Ngoài ra, nhân trần có tính lợi tiểu, nên việc uống hàng ngày, nhất là vào mùa nóng dẫn đến thải nhiều. Lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên dễ dẫn tới tình trạng mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung.
Benh.vn (Theo yhocvn.net)