Sau khi sinh nở, người phụ nữ không những cần khôi phục về mặt thể lực mà cần có những điều chỉnh về mặt tâm lý và tinh thần. Trong cả quá trình từ lúc mang thai, đến lúc sinh nở và ngay cả sau khi sinh xong, cơ thể cũng như môi trường sinh hoạt đều có nhiều thay đổi lớn.
Mục lục
Theo các thông kê lâm sàng, những người bị mắc bệnh tinh thần trong vòng 3 tháng sau khi sinh có tỷ lệ phát sinh bệnh cao hơn rất nhiều so với những người bình thường. 3 đến 7 ngày sau khi sinh là thời kỳ cao điểm phát các bệnh về tinh thần. Tỷ lệ phát bệnh trong vòng 2 tuần sau khi sinh chiếm trên 50% số người mắc bệnh tinh thần trong thời kỳ sinh sản, phát bệnh trong vòng 4 tuần sau khi sinh chiếm khoảng 80%, vì thế 1 tháng sau khi sinh, sản phụ cần được chăm sóc nhiều hơn để khôi phục thể lực và tinh thần.
Sau khi sinh sản phụ cần có một nơi yên tĩnh, thoải mái sinh hoạt, thuận tiện để nghỉ ngơi. Người chồng và những người thân trong gia đình nên dành cho người sản phụ nhiều sự quan tâm hơn về mọi mặt, đặc biệt là người chồng cần cố gắng đỡ đần vợ, tạo điều kiện để người vợ bồi bổ, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Trong thời gian nằm trên giường, sản phụ còn có nhiệm vụ nuôi dưỡng con mình, vì thế cần chú ý điều tiết tinh thần và tâm lý bản thân, không vì trẻ lười ăn hay quấy khóc mà căng thẳng, mất ổn định về mặt tâm lý.
Sau khi sinh, người mẹ có nhiều sự thay đổi, trong đó một số tình trạng cần có thời gian hàng tháng để phục hồi. Sự khôi phục thể lực ở cơ thể người mẹ sau khi sinh cần từ 6 đến 8 tuần.
Chức năng tuyến yên, chức năng tuyến giáp trạng
Bị suy giảm sau khi sinh do quá trình sinh nở mất máu. Chính vì vậy, phụ nữ sau khi sinh có thể gặp các vấn đề về chuyển hóa, thân nhiệt có thể tăng hoặc giảm không giống trước khi sinh ví dụ như sợ lạnh hoặc sợ nóng bất chợt. Vấn đề về giấc ngủ cũng thương xuyên gây rắc rối cho phụ nữ sau sinh.
Tử cung thay đổi sau khi sinh
Sau khi sinh nở, tử cung nặng khoảng 1000g. Đến tuần thứ 8 sau khi sinh, tử cung mới có thể trở lại trọng lượng khoảng 60g như trước khi mang thai. Việc khôi phục của thể tử cung nhanh hay chậm có liên quan đến nhiều nhân tố: Trạng thái tinh thần, độ tuổi và số lần sinh nở của sản phụ; Thời gian sinh dài hay ngắn; Sản phụ có sữa có thể tăng nhanh tốc độ hồi phục của tử cung; Nhiễm trùng và những u sưng ở thể tử cung có thể khiến cho tử cung hồi phục chậm lại.
Sau khi nhau thai bong ra, trên thành tử cung có lỗ hình tròn, to khoảng bằng bàn tay. Các cục máu bịt lỗ hình tròn này bị hở ra ngoài. Đến khoảng tuần thứ 8 sau khi sinh mới hoàn toàn khỏi. Ác lộ là những chất gồm dịch huyết, các tổ chức này màng bọc hoại tử và dịch nhầy…trộn lẫn với nhau trong tử cung sau khi sinh và thải ra ngoài qua đường âm đạo.
Bộ phận sinh dục ngoài thay đổi sau khi sinh
Sau khi sinh nở, miệng ngoài âm đạo bị xung huyết, phù nước hoặc bị thương ở những mức độ khác nhau, cùng với những miệng vết thương đã rách ra. Nếu nhẹ thì có thể tự khỏi, xung huyết phù nước thì phải sau khi sinh mấy ngày mới có thể khỏi được, chỗ bị cắt ra của hội âm thì có thể rút chỉ trong vòng 5 ngày sau khi sinh.
Buồng trứng sau khi sinh
Sau khi sinh nở, sẽ có trứng mới được sinh ra và chín, nhưng sự hoạt động của tuyến sữa có thể sẽ gây ức chế cho việc rụng trứng, vì thế, trong thời gian cho con bú sữa, phần lớn phụ nữ không rụng trứng, cũng không có kinh nguyệt. cũng có một số người có kinh nguyệt theo chu kỳ đều đặn ngay sau khi sinh nở.
Bầu ngực sau khi sinh
Sau khi sinh nở, hormone nữ và progesterone trong máu giảm đi, hormone tạo sữa tăng lên; 2~3 ngày sau khi sinh, bầu ngực lớn lên và cứng, đôi lúc có cảm giác bị sốt, và bắt đầu tiết ra sữa. Sữa tiết ra lúc đầu có màu trằng xám, sau đó trở thành màu trắng. Lượng sữa tiết ra cùng với mức độ phát triển của tuyến sữa tỷ lệ thuần với sức mút sữa của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, nếu sản phụ mất ngủ, quá mệt mỏi hay đau đớn thì cũng gây trở ngại cho việc tiết sữa.
Thành bụng sau khi sinh
Sắc tố của đường chính giữa ở phần bụng dưới của sản phụ sau khi sinh nhạt dần đi. Các đường vân khi mang thai có màu hồng đỏ trên bụng cũng trắng ra. Phần thành bụng bị lỏng ra phải tập luyện mới có thể hồi phục trở lại được.
Một số thay đổi khác sau khi sinh
Lượng tiểu của phụ nữ sau khi sinh tăng lên, đó là vì lượng nước tích lại trong cơ thể vào giai đoạn cuối của thời gian mang thai, lúc này cần được thải ra ngoài. Sau khi sinh, do áp lực trong bụng giảm thấp, dung lượng bàng quang tăng lên, sức trướng trong bụng tăng cao và nhạy cảm hơn, bàng quang thường giữ lại nhiều nước tiểu, thêm vào đó, phần hội âm bị sưng khiến việc thải nước tiểu ra ngoài gặp khó khăn, sản phụ rất dễ bị viêm bàng quang.
Khoảng 10 ngày sau khi sinh, sự hoạt động của dịch dạ dày mới có thể trở lại bình thường, do đó, sau khi sinh, nên ăn những thứ dễ tiêu hóa. Do cơ bụng bị lỏng ra và thiếu vận động nên sản phụ thường hay bị táo bón.
Đặc biệt là cơ thể sau khi sinh thường yếu, dễ nhiễm trùng, các sản phụ cần nên lưu ý