Theo các chuyên gia y tế kích thước tinh hoàn là yếu tố quan trọng cần xem xét để bảo vệ khả năng sinh sản cũng như phát hiện các vấn đề sức khỏe khác của nam giới.
Mục lục
Tinh hoàn nhỏ – vấn đề không nhỏ
Tinh hoàn là nhà máy sản xuất tinh trùng. Kích thước của tinh hoàn liên hệ mật thiết tới sức khỏe sinh sản của người đàn ông và khả năng hoàn thành chức năng đó.
Kích thước tinh toàn
Nói về sức khỏe sinh sản nam giới, nhiều người hay nghĩ tới dương vật, nhưng thật ra chính tinh hoàn mới là quan trọng hơn, vì đó là biểu hiện của sinh sản và sức khỏe nam giới.
Thông thường, tinh hoàn có chiều dài khoảng 4,5 – 5,1 cm, và có thể tích từ 15 cm3 đến 35 cm3 với mức trung bình là 20 cm3 ở nam giới trưởng thành và khỏe mạnh. Tuy nhiên, thể tích này giảm dần ở người cao tuổi. Đối với đàn ông châu Á, tinh hoàn có khuynh hướng nhỏ hơn mức này.
Theo các chuyên gia, tinh hoàn nhỏ có thể phát sinh từ sự thiếu hụt testosterone trong cơ thể. Nó có thể gây ra sự mệt mỏi bơ phờ, giảm khối lượng bắp thịt lose muscle, tăng lượng mỡ và mất cảm hứng tình dục.
Tinh hoàn nhỏ dẫn tới điều gì
Tinh hoàn nhỏ có thể dẫn đến tình trạng loãng xương và cũng là dấu hiệu của vô sinh và có nguy cơ cao về ung thư tinh hoàn. Đàn ông vô sinh có nguy cơ ung thư tinh hoàn tăng gấp 2 lần so với đàn ông có khả năng sinh sản.
Tinh hoàn quá nhỏ cũng được phát hiện ở những đàn ông bị hội chứng Klinefelter, tức tình trạng không phân ly nhiễm sắc thể ở nam giới – một tình trạng di truyền có thể làm mất khả năng sản xuất tinh trùng và không sản xuất đủ testosterone.
Giáo sư McLachlan cho biết ông đã từng khám cho 1 người mà tinh hoàn có thể tích chỉ 1 ml! Ông nói: “Nếu tinh hoàn của một người đàn ông có kích thước chỉ bằng trái nho thì người đó cần phải đi bác sĩ để khám ngay”.
Tinh hoàn nằm sai vị trí
Theo ông, các bé trai có tinh hoàn ẩn nên được can thiệp sớm bằng phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư và cải thiện khả năng sinh sản. Đồng thời, tất cả trẻ em nên được chủng ngừa bệnh quai bị, căn bệnh có thể gây ra vô sinh ở nam giới.
Theo các chuyên gia, những thương tổn ở tinh hoàn có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân như: các bệnh lây qua đường tình dục, chấn thương, lạm dụng chất anabolic steroid, và các nhân tố thuộc về lối sống, như hút thuốc lá, nghiện rượu và béo phì.
Giáo sư McLachlan nói: “Nếu những dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn, trong đó có tinh hoàn quá nhỏ, được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ tránh được nguy cơ vô sinh, ung thư cũng như những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác”.
Tiến sĩ Rob Hicks, cố vấn sức khỏe sinh sản của Bệnh viện St Mary’s, London, cho biết ung thư tinh hoàn thường xảy ra nhất ở lứa tuổi từ 19 – 44. Ông khuyên nam giới nên tự khám tinh hoàn của mình hàng tháng.
Việc tự khám tinh hoàn nên được thực hiện trong khi hoặc sau khi tắm, vì khi đó cơ bìu dái bao quanh tinh hoàn đang thư giãn. Hãy dùng tay khám kỹ để phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư như: sưng, có khối u nhỏ bằng hạt đậu, đau nhức âm ỉ bên trong hoặc xung quanh tinh hoàn.
Tại sao cần phá hiện sớm bất thường về tinh hoàn
Phát hiện sớm những rắc rối về tinh hoàn sẽ giúp các cặp vợ chồng không lãng phí thời gian – có thể vài tháng, thậm chí vài năm – để cố gắng sinh con mà không biết rằng họ đang bị “ngăn cản” bởi những rắc rối đó.
Theo các chuyên gia, đàn ông thường chỉ bắt đầu chú ý đến kích thước và các đặc điểm khác của tinh hoàn khi họ bị nghi ngờ là vô sinh.
Giáo sư McLachlan nói: “Chúng ta phải trang bị cho nam giới kiến thức về sức khỏe sinh sản và làm cho họ cảm thấy thoải mái khi nói về những vấn đề tế nhị liên quan đến bộ phận sinh dục”.
Về phần mình, nam giới nên mạnh dạn nói ra và nói thật về tình trạng sức khỏe của mình, trong đó có vấn đề tinh hoàn, để có thể có sự hỗ trợ y học kịp thời.
Theo giáo sư McLachlan, việc thăm khám cơ quan sinh dục, đặc biệt là tinh hoàn, nên được xem là một phần của chế độ kiểm tra sức khỏe theo tiêu chuẩn đối với nam giới
Nghiên cứu về kích thước tinh hoàn
Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự liên quan giữa thể tích tinh hoàn và nồng độ nội tiết Nam, đồng thời đánh giá tình trạng, khả năng sinh sản của người đàn ông. Vì kích thước tinh hoàn và tinh dịch đồ được xem là yếu tố quan trọng để quyết định người đàn ông ấy có bị hiếm muộn hay không? Cần phải can thiệp bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thế nào? Vì hiện nay – hỗ trợ sinh sản là phương pháp giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn (trong một chừng mực cho phép) được thỏa mãn ước nguyện chính đáng của mình: được làm cha làm mẹ.
Một nhóm nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên 100 người đàn ông trong số hàng trăm cặp đến khám vô sinh (nay gọi là hiếm muộn). Với sự tình nguyện của những người tham gia nghiên cứu, tất cả phương pháp lấy mẫu, cân, đo, đong, đếm, đều được tuân thủ theo quyển cẩm nang của Tổ chức Y tế thế giới về Andrology lab.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra
1. Sự tương quan giữa thể tích tinh hoàn và mật độ tinh trùng: Mật độ tinh trùng tối hảo, trên 30 triệu con, đều tập trung ở những người đàn ông có thể tích tinh hoàn từ 20-30ml. Những người đàn ông mà tinh hoàn có thể tích nhỏ, dưới 20ml, hoặc lớn hơn 30ml, thì đều có mật độ tinh trùng kém, thậm chí rất kém. Điều đó có nghĩa rằng, không phải cứ “to” là “tốt”.
2. Sự tương quan giữa thể tích tinh hoàn và tỷ lệ tinh trùng sống: Tỷ lệ tinh trùng sống được coi là đạt yêu cầu > 30% thì đều nằm trong những người đàn ông có thể tích tinh hoàn từ 20-30ml.
3. Sự tương quan giữa thể tích tinh hoàn và nồng độ FSH (Follicle Stimulating Hormon): Nồng độ FSH cao (> 10 mIU/ml huyết thanh) ở những người đàn ông có tinh hoàn nhỏ, thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi là nan giải.
Nồng độ FSH tốt, đạt yêu cầu (< 5 mIU/ml huyết thanh) thì đều rơi vào nhóm những người đàn ông có thể tích tinh hoàn từ 20-30ml.
4. Sự tương quan giữa mật độ tinh trùng và nồng độ testosteron trong huyết thanh: Ở những người đàn ông có mật độ tinh trùng được coi là đạt yêu cầu 30-70 triệu con, thì tương ứng, đo được nồng độ testosteron từ 1-4 ng/ml (là con số bình thường cho đàn ông Việt Nam). Tuy nhiên, nồng độ testosteron tốt không hẳn đã là có mật độ tinh trùng tốt.
Vì nồng độ testosteron trong huyết thanh chỉ phản ánh một phần về tính dục (Sexuality) của người đàn ông, chứ không nói lên được tính sinh sản (Reproductility) của người đó. Có nghĩa là, chỉ cho chúng ta thấy người đàn ông đó có “sung” hay không, chứ không biết được là sau những lần “sung” ấy, có đạt được “kết quả mong muốn” hay không. “Kết quả mong muốn” – đó là sự thụ thai.
5. Sự tương quan giữa tỷ lệ tinh trùng sống và nồng độ testosteron: Ở nhóm người đàn ông có tỷ lệ phần trăm tinh trùng sống > 30%, thì đều đo được nồng độ testosteron ở trong khoảng từ 1-4 ng/ml.
6. Nồng độ kẽm trong tinh dịch, trong một lần phóng tinh: Trung bình từ 1-3 mol cho một lần phóng tinh. Vai trò của kẽm trong tinh dịch chưa được biết đến rõ ràng, nhưng trong một số mẫu tinh dịch, với nồng độ kẽm thấp, thì sự ly giải của mẫu tinh dịch đó bị chậm, hoặc không ly giải được (trung bình mẫu tinh dịch đó phải được ly giải trong vòng 30 phút sau khi phóng tinh).
Một vài tác giả ở các công trình nghiên cứu khác nhận thấy: một số trường hợp vô sinh chưa rõ nguyên nhân, cho bệnh nhân dùng kẽm (có trong vài loại thuốc bổ, kẽm…) lại có kết quả khả quan.