Mục lục
Mô tả thuốc
Thuốc aspartam (Equal) là một trong 6 chất làm ngọt nhân tạo được FDA cấp giấy phép lưu hành, sử dụng cho bệnh nhân bị tiểu đường vì nó không ảnh hưởng lượng đường trong máu hoặc bổ sung bất kì calo nào. Một số chất làm ngọt nhân tạo như kali acesulfame (cũng được gọi là acesulfame K), saccharin, sucralose, neotame, advantame.
Dạng trình bày
Bột uống 40 mg : hộp 1 lọ,
Cốm uống 38 mg : hộp 10 gói, 25 gói, 50 gói,
Viên nén 19 mg : hộp 100 viên, 200 viên
Dạng đăng kí
Thuốc không kê đơn
Thành phần
Aspartam
Dược lực học
Aspartam là a-L,-aspartyl-L-3-phenylalanine methyl ester. Đây là một dipeptid cấu tạo từ 2 acid amin thiên nhiên : L-aspartic acid và L-phenylalanine (dưới dạng methyl ester).
Tác động của Equal chỉ được biết là cung cấp vị ngọt tương tự như của đường sucrose nhưng mạnh hơn gấp 200 lần.
Năng lượng Số muỗng cà phê đường tương đương
1 viên Equal < ½ 1
1 gói Equal 4 2
Chỉ định
Chất ngọt dành cho người tiểu đường.
Chống chỉ định
Phenylketonuria
Liều và cách dùng
1 viên thay thế 1 muỗng cà phê đường. 1 gói thay thế 2 muỗng cà phê đường.
Tác dụng không mong muốn
Như các loại thuốc khác, thuốc Equal có thể gây ra một số tác dụng phụ. Phần lớn những tác dụng phụ này hiếm gặp và không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, bạn cần báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nào sau đây:
– Mù một hoặc hai mắt;
– Giảm thị lực hoặc gặp một số vấn đề về mắt khác như nhìn mờ, mắt nhìn lệch;
– Giảm thị lực buổi tối;
– Đau một bên hoặc cả hai bên mắt;
– Giảm tiết nước mắt;
– Gặp khó khăn khi đeo kính sát tròng;
– Mắt lồi;
– Ù tai;
– Không chịu được tiếng ồn;
– Giảm khả năng nghe;
– Co giật;
– Nhức đầu, đau nửa đầu;
– Chóng mặt, mất thăng bằng;
– Nhầm lẫn, mất trí nhớ;
– Buồn ngủ;
– Dị cảm hoặc tê ở tay hoặc chân;
– Nói lắp nặng;
– Hiếu động thái quá và bồn chồn chân;
– Đau mắt không điển hình;
– Run nặng.
Quá liều
Các thử nghiệm trên người cho thấy không tồn tại nguy hiểm tiềm tàng nào ngay cả khi dùng aspartam với lượng lớn.