Đôi khi, chúng ta thấy xuất hiện nấm mốc trong nhà dưới dạng những vết bám đốm đen, loang lổ trên tường bếp, nhà tắm… gây “xấu xí” cho tổ ấm. Không những thế, nấm mốc còn làm gia tăng các căn bệnh về hô hấp, da liễu, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy, có cách nào để tiêu diệt nấm mốc?
Mục lục
Nấm mốc phát triển trong điều kiện nào
- Ẩm ướt, nhiều nước đọng.
- Thời tiết nồm ẩm (đặc trưng của miền bắc).
- Bụi bẩn lâu ngày.
- Kém lưu thông không khí.
- Khu vực thường xuất hiện nấm mốc: nhà tắm, nhà kho, nhà để xe…
Nhà tắm, nhà kho, nơi ẩm ướt thường xuất hiện nấm mốc
Các loại nấm mốc
Có 36 loại nấm mốc khác nhau và có 2 loại đặc trưng là nấm mốc trên đồ dùng và nấm mốc trên thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Nấm mốc trên đồ dùng: giường tủ, quần áo, bát ăn, thớt gỗ, đũa…
- Nấm mốc trên thực phẩm: thịt, cá, rau, các loại củ quả…
Nấm mốc ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe
- Tác động vào đường thở khi chúng ta hít thở (do nấm mốc có ở khắp mọi nơi, trong bụi xung quanh, trong không khí..).
- Chứa chất độc hoặc có khả năng sản sinh ra độc tố gây nguy hại đến sức khỏe.
- Gây kích ứng da, mũi và màng phế quản.
- Gây các triệu chứng: nghẹt mũi, ngứa mắt, ho, hắt hơi, thở khò khè.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh hen.
- Người mắc bệnh xơ nang, viêm phổi mãn tính, một số bệnh di truyền nếu hít phải nấm mốc có thể gây nhiễm trùng hệ miễn dịch…
Nấm mốc gây kích ứng da, mũi và màng phế quản (Ảnh minh họa)
Quá trình sinh sản nấm mốc
- Nấm mốc sinh trưởng trong môi trường nồm, ẩm, nhiệt độ cao…tạo thành những vệt đen bám trên tường, sàn nhà…
- Nấm mốc sinh sản theo hình thức tự phân đôi.
- Sau khi phân đôi, nấm mốc tạo ra các bào tử và phát tán trong không khí…
Phương pháp ngăn ngừa nấm mốc
- Tìm và xử lí những nơi ẩm ướt trong nhà.
- Khắc phục các chỗ dột trên mái nhà, cửa sổ, những chỗ rò rỉ trong hệ thống nước …
- Giữ thông thoáng những khu vực ẩm ướt mà nấm mốc có cơ hội phát triển.
- Các thiết bị dùng trong phòng tắm, nhà bếp cần giữ khô ráo, lau khô nước đọng.
- Thường xuyên mở cửa sổ, lắp đặt quạt thông gió để hạn chế tình trạng ẩm mốc.
- Hạn chế sử dụng những chất liệu dễ hút ẩm dùng trang trí nội thất như thảm, rèm vải…
- Phơi quần áo ngoài trời…
Thường xuyên mở cửa sổ, lắp đặt quạt thông gió để hạn chế ẩm mốc
Cách loại bỏ nấm mốc
- Dùng miếng vải ẩm cùng với chất tẩy rửa lau sạch chỗ có nấm mốc.
- Sử dụng giấm hoặc rượu để khử nấm mốc.
- Sử dụng các sản phẩm diệt nấm và cọ sạch nấm trên tường (hàng đảm bảo chất lượng bán trên thị trường).
Tuy nhiên, đối với những rắc rối lớn hơn liên quan đến nấm mốc, chúng ta cần hỗ trợ từ các chuyên gia về vệ sinh và an toàn sức khỏe để loại bỏ chúng.
Lời kết
Nấm mốc là một loại nấm nhỏ, thường thấy ở những nơi ẩm ướt, bụi bẩn, kém lưu thông không khí như nhà bếp, nhà tắm, nhà kho… Nấm mốc gây ho, kích ứng da, nghẹt mũi, khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn khi bệnh nhân tiếp xúc với chúng…
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình không bị ảnh hưởng bởi nấm mốc, chúng ta cần: vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ thông thoáng khu vực nhà bếp, nhà tắm, phơi quần áo ngoài trời…Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng giấm, rượu, các chất tẩy rửa để tiêu diệt nấm mốc.