Đối với chị em phụ nữ, việc bị viêm nhiễm phần phụ (ngứa ngáy, ra khí hư, có mùi hôi…) không phải là hiếm gặp. Trong đó, nguyên nhân gây bệnh một phần do sinh hoạt, lối sống, nguồn nước ô nhiễm…Để thoát khỏi nỗi ám ảnh này, có một biện pháp cực kỳ đơn giản nhưng hữu ích đó là sử dụng tỏi hàng ngày….
Tác dụng của tỏi
Trong đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát độc, sát trùng, trừ phong, tiêu nhọt, tiêu đờm…Trong y học thường thức, tỏi có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp điều trị các viêm nhiễm là nguyên nhân gây ngứa âm đạo.
Theo thống kê, tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh sau:
+ Xương khớp: viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp.
+ Hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản.
+ Tim mạch: huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch.
+ Tiêu hóa: ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng..
Ngoài ra, tỏi còn giúp làm sạch mỡ trong gan, hạ mỡ máu, tăng cường lưu thông máu, giảm béo bụng, chống lão hoá và ung thư…
Phương pháp chữa viêm nhiễm vùng kín từ củ tỏi
Theo Lương y Quốc Trung, việc nhai 2- 3 tép tỏi hàng ngày sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm của cơ thể. Ngoài ra, có thể sử dụng tỏi ngâm vì tỏi ngâm tốt hơn tỏi tươi vì tỏi trong môi trường axit (giấm, rượu) sẽ tăng tác dụng lên 4 lần so với tỏi sống.
Bào vệ vùng kín khỏe mạnh từ tỏi và giữ gìn vùng kín sạch sẽ
Khi ngâm tỏi cần bóc vỏ ngoài rồi ngâm với rượu gạo 40 độ hoặc giấm 4 – 5 % axit axetic theo tỷ lệ tỏi sống 0,25kg, rượu gạo 0,65 lít. Sau khi ngâm 10 ngày chúng ta sẽ được hỗn hợp nước tỏi & tỏi để chữa bệnh. Lưu ý ngày sử dụng 2 lần, sáng trước bữa ăn và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần khoảng 3ml nhưng không dùng quá 15g/ngày.
Song hành với phương pháp ăn tỏi sống, uống nước tỏi ngâm để hạn chế viêm nhiễm vùng kín, chị em cần giữ gìn vệ sinh phần phụ sạch sẽ, thay quần lót 2 lần/ngày, không sử dụng quần lót quá chật, quần bằng nilong để tránh hấp hơi, gây ngứa ngáy, khó chịu…dẫn đến các bệnh viêm nhiễm vùng kín.
Hải Yến