Hiện nay tình trạng thừa cân và béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động ở các quốc gia phát triển và đang phát triển….quan trọng hơn, tỷ lệ béo phì phát triển rất sớm ở lứa tuổi mầm non….Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai.
Mục lục
Vậy, những nguyên nhân nào gây béo phì? Trẻ béo phì dẫn đến những nguy cơ gì?
TÌm hiểu về béo phì
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thừa cân, béo phì gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người lớn.
Cách xác định thừa cân, béo phì
Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) để nhận định tình trạng gầy, béo.
BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét) theo công thức:
BMI = W (kg): (H(m)2 Trong đó: W là cân nặng, H là chiều cao.
Nguyên nhân gây béo phì
- Chế độ ăn uống, dinh dưỡng vượt quá yêu cầu.
- Ít vận động thể lực.
- Giảm hoạt động thể lực.
- Ít ngủ.
- Do di truyền…
Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì tại Việt Nam
Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân và béo phì chiếm khoảng 5,6%, ở các thành phố lớn.
- Hà Nội: tỷ lệ béo phì ở học sinh tiểu học là 4,2% (1996)
- Thành phố Hồ Chí Minh: tỷ lệ béo phì ở học sinh tiểu học là 12,2% (1997).
- Lứa tuổi béo phì từ 15-49 chiếm: 10,7%
- Lứa tuổi béo phì từ 40-49 chiếm: 21,9%
Trẻ béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý nghiêm trọng
Trẻ béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa trong ngắn hạn và lâu dài, những đứa trẻ này cũng có nhiều nguy cơ trầm cảm hơn trẻ khỏe mạnh.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
- Rối loạn lipit máu.
- Tăng huyết áp.
- Sỏi mật.
- Đái tháo đường.
- Mỡ máu cao.
- Xương khớp.
- Ung thư
- Dạy thì sớm…
Ảnh hưởng đến tâm lý
Các nguy cơ do bệnh béo phì gây ra ở trẻ em tùy mức độ có thể dẫn tới những bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ.
- Trẻ quá béo sẽ chịu đựng những “cái nhìn” thiếu thiện cảm của mọi người khiến trẻ khó chịu, khổ tâm…
- Trẻ béo phì dễ bị các bạn trêu đùa, chọc ghẹo…khiến trẻ tự ti, ngại tiếp xúc với bạn bè, xã hôi…
Làm thế nào để giảm tỷ lệ trẻ béo phì
Để giảm tỷ lệ trẻ béo phì chúng ta không phải chỉ cần quan tâm tới trẻ khi còn nhỏ mà còn phải quan tâm tới trẻ từ trước khi ra đời. Khoa học chứng minh dinh dưỡng và vận động của bà mẹ mang thai có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng sức khỏe chung của trẻ sau khi chào đời.
Đối với trẻ nhỏ
- Chăm sóc tốt cho trẻ từ trong bào thai.
- Cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cai sữa sau 2 năm.
- Khi trẻ ăn dặm, thức ăn phải được bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tăng trưởng tối đa.
- Cho trẻ vui chơi, vận động, tránh ngồi lỳ một chỗ…
Đối với trẻ lớn và trẻ vị thành niên
- Tăng cường hoạt động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo từng lứa tuổi như: thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội….
- Sinh hoạt điều độ: hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử hoặc thức quá khuya…
- Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, khuyến khích ăn rau và hoa quả.
- Hạn chế các món ăn giàu protein (đạm) như thịt, cá, trứng… chỉ 1 lần/ngày.
- Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì trắng, các loại bánh mì làm bằng bột gạo lức (pain complet), tránh các loại bánh xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo (pain de mie)…
- Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua (yaourts) ở các bữa ăn khác.
- Không nên bỏ các chất tinh bột (féculents): cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây… cần có ở các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt…
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống có đường.
- Theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao để phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì để xử trí kịp thời.
Ý kiến của chuyên gia
Các chuyên gia có đồng ý kiến cho rằng những vấn đề kết hợp giữa dinh dưỡng với lối sống là nguyên nhân chính gây ra tình trạng béo phì gia tăng ở trẻ em trong hơn 10 năm trở lại đây, đặc biệt là trẻ thành thị.
Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM
“Trong 10 năm qua, tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ tăng 9 lần, chủ yếu ở bậc tiểu học, điều này cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng đã dần khắc phục. Tuy nhiên, một mối lo khác lại xuất hiện là việc thừa cân béo phì ở trẻ, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp và nhiều bệnh khác.
Khảo sát tại hai trong số các trường được chọn để nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở học sinh, các bác sĩ phát hiện có đến 60% học sinh có mỡ trong máu cao hơn mức bình thường. Khoảng 38,5% các em béo bụng hoặc có trọng lượng cơ thể nặng hơn quá nhiều so với chiều cao.
Học sinh thừa cân béo phì chủ yếu tập trung ở những gia đình có điều kiện kinh tế tốt và các em quá ít vận động. Hầu hết các bé này cho biết “việc hay làm nhất trong ngày là xem tivi, chơi vi tính, chơi game”. Tỷ lệ trẻ hoạt động tĩnh tại ở nội thành cao hơn rất nhiều so với ngoại thành.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng và Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
“Tại Hà Nội (2003), tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học là 4,1% (1997), tăng lên 7,9% (2002) và ở trẻ từ 4 – 6 tuổi là 4,9% (2003).
Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học là 12,2% (1997) tăng lên 22,7% (2004) và trẻ dưới 5 tuổi là 2% (1996) lên 3,3% (2001).
Trẻ thừa cân, béo phì dễ mắc các bệnh mạn tính không lây và kéo dài sau này như: tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…
Tuổi dậy thì của trẻ béo phì sớm hơn nhưng cũng ngừng tăng trưởng sớm. Chiều cao của trẻ thừa cân, béo phì trước dậy thì thường cao hơn so với tuổi nhưng khi trưởng thành lại có xu hướng thấp hơn so với tuổi. Béo phì ở trẻ em là béo toàn thân, mỡ tích tụ nhiều ở vùng ngực, bụng, mông làm cho trẻ hay mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, đau âm ỉ ở các chi.
Về tâm lý trẻ dễ mặc cảm tự ti, xấu hổ, hay bị bạn bè trêu chọc, cuộc sống khó hòa nhập với cộng đồng, giảm kết quả học tập. Chi phí dịch vụ y tế tốn kém ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và xã hội”.
Lời kết
Thừa cân, béo phì là căn bệnh chung của Việt Nam và các nước trên thế giới. Béo phì mang đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường…Đặc biệt, bệnh béo phì ở trẻ nhỏ không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới quá trình dậy thì và cuộc đời sau này…
Vì vậy, để hạn chế tình trạng béo phì cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo một chế độ ăn hợp lý, giảm tinh bột, chất béo, chất ngọt, tăng chất xơ, hạn chế ăn sau 20h…. Ngoài ra tăng cường vận động nhiều hơn, tập thể dục mỗi ngày thay vì xem tivi, chơi game…