Rối loạn tiền đình là tình trạng rất phổ biến nhất là với dân văn phòng, bệnh có thể gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn và đau đầu. Vậy, hiểu rối loạn tiền đình như thế nào cho đúng? Cách điều trị ra sao?
Mục lục
Chẩn đoán chóng mặt, hội chứng tiền đình
Chẩn đoán phân biệt chóng mặt: các trường hợp chóng mặt “giả”
- Thiếu máu/ Tụt HA tư thế/ Suy nhược, mệt thỉu/ Hạ đường huyết/Hysteria
- Thăm khám cần tập trung phát hiện (không được bỏ sót):
– Hội chứng tiểu não
– Hội chứng Wallenberg
Bên tổn thương: V, IX X XI, Hc Claude Bernard Horner
Bên đối diện tổn thương: tê bì nửa thân (trừ mặt)
3 nguyên nhân quan trọng: (thường phải chụp MRI sọ não)
Xơ cứng rải rác
U góc cầu tiểu não
Nhồi máu thân não, tiểu não – tụ máu vùng hố sau (vỡ xương đá) (cần nghĩ đến Nhồi máu não hệ sống nền trước tất cả các trường hợp HC tiền đình cấp)
Chẩn đoán phân biệt hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương
- Hội chứng tiền đình ngoại biên:
Toàn bộ và nhất quán (toàn bộ: có tất cả các dấu hiệu của tiền đình trong trường hợp điển hình; nhất quán: tất cả các cử động đều cùng 1 chiều: chiều giật chậm của rung giật nhãn cầu, di lệch bước đi và ngón trỏ, chiều ngã khi làm nghiệm pháp Romberg)
Chóng mặt dữ dội, kiểu xoay, kèm các triệu chứng thần kinh thực vật (buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, nhợt hoặc lo sợ)
Rung giật nhãn cầu:
Kiểu ngang-xoay; đồng vận và hai pha của cả hai mắt
Giảm hoặc mất khi cố định nhãn cầu
Không thay đổi chiều dù thay đổi hướng nhìn
Triệu chứng tai kèm: điếc tiếp nhận hoặc ù tai
- Hội chứng tiền đình trung ương
Không toàn bộ và không nhất quán
Chóng mặt: thường kiểu mất thăng bằng; cảm giác như trên con tàu chòng trành
Rung giật nhãn cầu:
Kiểu ngang hoặc dọc (tổn thương cuống não) hoặc xoay (tổn thương hành não)
Không thay đổi khi cố định nhãn cầu
Đa chiều (thay đổi hướng khi thay đổi hướng nhìn) (đặc hiệu cho tiền đình trung ương: rung giật xoay, dọc, đa chiều, một mắt)
Không có triệu chứng tai kèm
Thường có triệu chứng thần kinh khu trú của thân não: rối loạn cảm giác nửa thân, tổn thương dây thần kinh sọ, hội chứng tiểu não…(tổn thương thùy floculonodulaire tiểu não có thể chỉ biểu hiện bằng hội chứng tiền đình đơn độc)
Nguyên nhân
Hội chứng tiền đình ngoại biên:
Bệnh Meniere
Viêm mê đạo do tai
Thuốc độc tai (aminoside)
Chấn thương (vỡ xương đá)
Chóng mặt kịch phát lành tính
U góc cầu tiểu não (u thần kinh dây VIII)
Viêm thần kinh ốc tai do vi rút
Khác: suy hệ mạch sống nền (Doppler mạch cổ), thoái hóa cột sống cổ (xquang)
Hội chứng tiền đình trung ương:
Mạch máu: nhồi máu não vùng đ/m sống nền; máu tụ hố sau
U thân não
Xơ xứng rải rác
Áp xe thân não
Dị dạng bản lề cổ – chẩm
Xử trí cấp cứu chóng mặt, hội chứng tiền đình
Xử trí cấp cứu chóng mặt
Nằm nghỉ, yên tĩnh, tránh ánh sáng và tiếng động
Điều trị chóng mặt và nôn
Tanganil (ống 0,5g; viên 0,5g): 0,5 g x 2 ống /ngày tiêm TM chậm hoặc truyền TM
Primperan: 10mg x 3 /ngày tiêm TM hoặc uống
An thần, hạn chế lo lắng: Diazepam 5-10 mg tiêm TM hoặc uống
Thăm dò và xét nghiệm ban đầu
Chụp CTscan hoặc MRI sọ não:
Hội chứng tiền đình trung ương
Không chắc chắn là hội chứng tiền đình ngoại biên
Xét nghiệm khác tùy theo định hướng: Công thức máu, CRP, xquang cột sống cổ, doppler mạch cổ, đường máu, điện giải…
Định hướng bệnh nhân
Ra viện
HC tiền đình ngoại biên “lành tính”, ổn định sau điều trị cấp cứu
Chóng mặt kịch phát lành tính
Viêm thần kinh ốc tai do vi rút
Thoái hóa cột sống cổ, suy mạch sống nền (nên có kế hoạch thăm dò và điều trị lâu dài)
Gửi khám chuyên khoa
Các trường hợp HC tiền đình ngoại biên khác: chuyên khoa TMH
HC tiền đình trung ương chưa rõ nguyên nhân, lâm sàng ổn định: chuyên khoa thần kinh
Nhập viện: HC tiền đình trung ương
Hướng dẫn xử trí một số nguyên nhân cụ thể
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: nghiệm pháp Semont hoặc Dix-Hallpike
Viêm mê đạo nhiễm trùng (trong bệnh cảnh viêm tai mãn tính, nhân cơ hội nhiễm trùng mũi xoang): kháng sinh tại chỗ và toàn thân + thuốc chống viêm; Nên chuyển chuyên khoa TMH.
Viêm thần kinh ốc tai: Serc, Betaserc; Tanakan, Nootropyl
Meniere (chóng mặt xoay, giảm thính lực và ù tai 1 bên, có tiền sử cơn tương tự): nghỉ ngơi yên tĩnh, bóng tối, an thần; có thể mannitol 10% 500 ml/2 giờ. Chuyển chuyên khoa TMH.
Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai