Mục lục
Bệnh Basedow là một trong những bệnh lý cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên.
Bệnh Basedow với những triệu chứng điển hình như: bướu cổ, lồi mắt,…
1. Triệu chứng lâm sàng
1.1. Bướu cổ
– Trường hợp điển hình, bướu giáp thường thấy >90% các trường hợp (Đỗ trung Quân 95,91%.2003). Khoảng <10% không sờ thấy tuyến giáp
– Bướu loại lan toả, thuỳ phải thường lớn hơn thùy trái, mật độ hơi chắc, căng, sờ nắn không đau, da vùng tuyến giáp bình thường. Bướu thường to độ II (70,62%) độ III ít gặp (13,03%) theo Đỗ Trung Quân 2003
– Bướu mạch: sờ thấy rung mưu. Nghe có tiếng thổi rõ nhất vùng cực trên của tuyến giáp, đôi khi có thể nghe thấy tiếng thổi liên tục.
1.2. Bệnh lý mắt
Đa số các trường hợp bệnh lý mắt Basedow biểu hiện mắt sáng, có cảm giác cộm như có bụi trong mắt hoặc chảy nước mắt, nặng hơn có thể lồi mắt (Đo độ lồi bằng thước Hertel, độ lồi bình thường 13 + 1,85mm). Thường phù nề mi mắt, xạm da quanh hố mắt… có nhiều dấu hiệu biểu hiện bệnh lý mắt Basedow.
– Dấu hiệu Von Graefe: mất phối hợp hoạt động sinh lý giữa nhãn cầu và mi khi nhìn xuống ta thấy liềm củng mạc lộ ra.
– Dấu hiệu Dalrymple: Khe mi mắt mở rộng do co cơ nâng mi trên.
– Stellwag: mi trên co, ít chớp mắt.
– Dấu hiệu Moebius: mất độ hội tụ nhãn cầu.
Phân loại bệnh lý mắt NO SPECS của Werner 1969.
Độ |
Biểu hiện |
0 | Không có biểu hiện khi khám |
1 | Co cơ mi trên (dấu hiệu Dalzymple, von Gracefe, stellwag) |
2 | Tổn thương, phù nề tổ chức liên kết hố mắt |
3 | Lồi >3mm so với bình thường |
4 | Tổn thương cơ vận nhãn (cơ thẳng dưới và giữa) |
5 | Tổn thương giác mạc |
6 | Tổn thương thần kinh thị giác |
1.3. Tim mạch
Là biểu hiện chủ yếu của nhiễm độc giáp nhưng có biểu hiện đa dạng:
– Dấu hiệu cơ năng: hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác tức nặng ngực, tức ngực hoặc đau ngực không rõ ràng, đôi khi có biểu hiện khó thở.
– Dấu hiệu thực thể:
- Nhịp tim nhanh: là triệu chứng xuất hiện sớm, nhanh thường xuyên cả lúc ngủ, mạch nhanh có thể tới 140 lần/ 1 phút. Tuy nhiên theo Đỗ Trung Quân, Phạm Minh Anh 2003 qua 514 bệnh nhân thì mạch nhanh >90 lần/phút chiếm 91,82%, nhịp nhanh trên thất hoặc nhịp nhanh theo kiểu Bouveret hiếm gặp. Đa phần nhịp nhanh xoang, có thể gặp một số trường hợp khác: ngoại tâm thu 7,05 %, bloc nhĩ thất 14,08%.
- Dấu hiệu kích động mạch máu: mạch căng, nẩy mạnh, đập rõ, rõ nhất là vùng động mạch cảnh, động mạnh chủ bụng, mỏm tim đập mạnh có thể nhìn rõ trên lồng ngực.
- Huyết áp tâm thu tăng nhẹ, huyết áp tâm trương bình thư
1.4. Hội chứng cường giáp
Dễ kích thích thần kinh:
- Bệnh nhân dễ nóng giận, dễ xúc cảm, nói nhiều, vận động nhiều nhưng mau mệt, dễ lo âu sợ sệt đôi khi không tập trung được tư tưởng, mất ngủ, phản xạ gân xương đôi khi tăng.
- Run tay, yếu cơ và teo cơ là những dấu chứng thuộc thần kinh cơ do nhiễm độc giáp, run thường ưu thế ở đầu ngón tay. Run thường xuyên, gia tăng khi xúc động hoặc lúc ít hoạt động, thường kết hợp với vụng về. Teo cơ thường gặp ở cơ gốc, kết hợp với yếu cơ.
Rối loạn thần kinh thực vật:
- Mặt phừng đỏ, da nóng và ẩm, có cơn tiết mồ hôi thường xảy ra, rối loạn nhiệt về mùa đông và khát nước bất thường.
Dấu hiệu tiêu hoá:
- Ăn nhiều, ăn ngon miệng hoặc đôi lúc chán ăn.
- Buồn nôn hay nôn.
- Tăng nhu động ruột gây tiêu chảy hay đại tiện nhiều lần.
Dấu tăng chuyển hoá:
- Gầy, khó chịu nóng và dễ chịu lạnh.
- Chuyển hoá cơ bản tăng.
Dấu hiệu tim mạch:
- Thường mạch nhanh, tăng hơn khi gắng sức hoặc xúc động mạnh.
- Có khi loạn nhịp.
- Suy tim có thể xuất hiện: hồi hộp, mệt ngực…
Rối loạn sinh dục:
- Phụ nữ có thể rối loạn kinh nguyệt.
- Đàn ông có thể liệt dương.
Dấu hiệu da, lông, tóc, móng:
- Da mỏng mịn và hồng, nóng ẩm; có hồng ban.
- Lông tóc mảnh, khô, dễ gãy.
- Móng tay dễ gãy.
- Phù niêm trước xương chày.
1.5. Biểu hiện ngoại biên
Đầu các ngón tay và các ngón chân biến dạng hình dùi trống, liên quan đến màng xương, có thể có phản ứng tổ chức mềm. Ngoài ra có dấu chứng tiêu móng tay.
Ngoài các biểu hiện trên còn tìm thấy một số dấu hiệu của các bệnh lí tự miễn phối hợp khác đi kèm như suy vỏ thượng thận, suy phó giáp, tiểu đường, nhược cơ nặng, trong bối cảnh bệnh đa nội tiết tự miễn.
2. Triệu chứng cận lâm sàng
– Xét nghiệm máu: nồng độ T3, T4 tăng và TSH giảm.
- T3: (95 – 190 ng/dl = 1,5 – 2,9 nmol/l): tăng.
- T4: (5 – 12 àg/dl = 64 – 154 nmol/l): tăng.
- Tỷ T3 (ng %)/T4 (microgam %): trên 20 (đánh giá bệnh đang tiến triển).
- TSH siêu nhạy (0,5 – 4,5 àU/ml): giảm.
– Độ tập trung I131 tại tuyến giáp sau 24 giờ tăng cao hơn bình thường, giai đoạn bệnh toàn phát có góc thoát (góc chạy). Lưu ý một số thuốc kháng giáp cũng gây hiện tượng này (nhóm carbimazol). Nên đánh giá vào các thời điểm 4, 6 và 24 giờ.
Siêu âm tuyến giáp thấy tuyến giáp phì đại, eo tuyến dày, cấu trúc không đồng nhất,…
– Siêu âm tuyến giáp: tuyến giáp phì đại, eo tuyến dày, cấu trúc không đồng nhất, giảm âm. Siêu âm Doppler năng lượng có thể thấy hình ảnh cấu trúc tuyến giáp hỗn loạn như hình ảnh đám cháy trong thời kì tâm thu và tâm trương với các mạch máu giãn trong tuyến giáp, động mạch cảnh nhất là động mạch cảnh ngoài nảy mạnh. Trong nhiều trường hợp không điển hình (khởi đầu hoặc điều trị) khó phân biệt với hình ảnh của Hashimoto.
– Giải phẫu bệnh: tuyến giáp lớn đều cả hai thùy, tính chất lan tỏa, mềm và tân sinh nhiều mạch máu. Nhu mô giáp phì đại và tăng sản, gia tăng chiều cao của tế bào thượng bì và vách nang tuyến, tạo ra các nếp gấp dạng nhú phản ánh tế bào tăng hoạt động. Sự loạn sản như trên thường kèm thâm nhiễm tế bào lympho, điều này phản ánh bản chất miễn dịch của bệnh và liên quan đến nồng độ kháng thể kháng giáp trong máu.
– Một số các xét nghiệm khác: xạ hình, chụp phim xương chày, ST scan, MRI…
Xem thêm: Hội chứng cường chức năng tuyến giáp
Benh.vn