Tình hình ứng dụng kỹ thuật PET và PET/CT trên thế giới và ở Việt Nam Kỹ thuật PET (Chụp cắt lớp bằng bức xạ positron: Positrron Emision Tomography)) được phát triển từ giữa những năm 1970 và đã trở thành một công cụ nghiên cứu hữu hiệu trong lâm sàng và thực nghiệm.
Tuy nhiên, việc ứng dụng vào lâm sàng lại diễn ra rất chậm chạp vì sự phức tạp, khó khăn và giá thành cao trong sản xuất và cung cấp các đồng vị phóng xạ (ĐVPX) phát positron ngắn ngày để dùng cho máy PET.
PET và PET/CT là kỹ thuật hiện đại, tiên tiến giúp ích rất nhiều cho ung thư, tim mạch, thần kinh, tâm thần và vì lợi ích to lớn của nó nhất là đối với ung thư. Số lượng máy PET và PET/CT ở các nứơc tiên tiến lên hàng trăm hoặc hàng ngàn (như Hoa Kỳ, Nhật bản, Đức nhiều bệnh khác, nên 10 năm gần đây kỹ thuật PET và PET/CT phát triển nhanh chóng, Hàn quốc, Trung quốc…). Các nước trong khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Philippin, Malaysia… đều có các trung tâm PET. Người ta đang phấn đấu để tính trung bình có 1 ÷ 3 máy PET cho 1 triệu dân.
Bảng 1: Số lượng máy PET và PET/CT trên thế giới (tính đến 2008)
Nước |
PET/CT
|
PET
|
Tổng số |
Hoa Kỳ |
1,400 |
400 |
1800 |
Ngoài Hoa Kỳ |
700 |
400 |
1100 |
|
2100 |
800 |
2900 |
Như vậy có thể thấy Hoa Kỳ là nước hàng đầu trên thế giới ứng dụng kỹ thuật PET và PET/CT vào lâm sàng. Trong khi đó chỉ một số nước trong khu vực Châu á có máy PET/CT nhưng với số lượng rất thấp. Chẳng hạn, tính đến năm 2008 thì tại Singapore có 4 máy PET/CT, Malaysia: 6, Thailand: 3, Philippines: 1, Vietnam: 2.
Dự kiến trong những năm tới số các nước có máy PET/CT sẽ ngày càng tăng lên và nhu cầu các chuyên khoa lâm sàng cần đến chỉ định của PET/CT cũng ngày càng tăng lên.
Ở Việt Nam, năm 2009 chúng ta đã có 2 máy PET/CT đi vào hoạt động, dự kiến đến cuối năm 2009 sẽ có thêm khoảng 2 máy PET/CT nữa được lắp đặt và đi vào hoạt động.
Dự kiến đến năm 2020 sẽ phát triển các kỹ thuật chụp PET/CT ở hầu hết các trung tâm khu vực, thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời sẽ lắp đặt thêm các máy gia tốc vòng (cyclotron) để sản xuất ĐVPX cho các máy PET.
1. Tình hình phát triển và sử dụng máy gia tốc vòng (Cyclotron) trên thế giới và ở Việt Nam
Một yêu cầu bắt buộc cho quá trình ghi bằng máy PET là phải có các cyclotron (máy gia tốc vòng) để sản xuất các đồng vị phóng xạ phát positron.
Với những lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội do máy Cyclotron đem lại, đã từ lâu ở các nước phát triển và gần đây ở hầu hết các nước khác trên thế giới đã trang bị máy Cyclotron sử dụng trong y tế và các ngành kinh tế quốc dân khác.
Riêng khu vực châu á, tính đến tháng 9/2007 mới có 276 máy cyclotron dùng cho máy PET, trong đó Nhật bản là 150 máy; Trung Quốc: 73; Hàn Quốc: 24; Úc: 9; Hồng Công: 9; Philipin: 1…
Ở Việt Nam, hiện đã có 2 cyclotron đi vào hoạt động (một ở Hà Nội, một ở thành phố Hồ Chí Minh), vào cuối năm 2009 sẽ có thêm khoảng 2 cyclotron sẽ được lắp đặt và đưa vào sử dụng ở Hà Nội, như vậy tổng số cyclotron sẽ có lên 4 máy, trong đó có một cyclotron công suất 30 Mev.
Trên thị truờng hiện nay phổ biến nhất là các loại Cyclotron 10 MeV, 18 MeV và 30 MeV. Các loại nhỏ hơn 10 MeV và lớn hơn 70 MeV ít được sử dụng. Các loại rất lớn (trên 200 MeV)chỉ sử dụng ở các cơ sở dùng kỹ thuật điều trị bằng các hạt nặng.
Cần chú ý là các Cyclotron có công suất nhỏ hơn 18 MeV thường chỉ cho phép sản xuất ĐVPX F-18, O-15, N-13, C-11…. Muốn sản xuất được các ĐVPX khác có giá trị rất cao trong chẩn đoán bằng SPECT và điều trị như Tl-201, Ga-67, I-123, In-111….cần phải có các Cyclotron công suất từ 30 MeV trở lên. Qua tính toán của các chuyên gia loại Cyclotron công suất 18 MeV là có hiệu quả kinh tế và kỹ thuật nhất vì đủ cung cấp DCPX cho khoảng 5 máy PET. Loại nhỏ hơn sẽ bất lợi về kinh tế, loại lớn hơn tuy có thể sản xuất đựoc các DVPX dùng cho SPECT nhưng cần có nhiều máy PET sử dụng các DCPX (dược chất phóng xạ) do Cyclotron đó sản xuất ra.
Hiện nay đã có một số hãng, công ty chế tạo được các cyclotron để sản xuất các hạt nhân phóng xạ phát positron để dùng cho máy PET.
Bảng 2. Một số loại máy gia tốc vòng (cyclotron) để sản xuất các hạt nhân phóng xạ phát positron
Hàng sản xuất |
Kiểu máy |
Chùm tia hạt |
Dòng điện
(µA) |
Benh.vn