Rượu thuốc là một loại thuốc quen thuộc được dùng để chữa bệnh đối với người Việt Nam. Ngoài ra, nó còn được dùng để bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, để phát huy được tác dụng của rượu thuốc đòi hỏi phải sử dụng đúng và cũng như những loại thuốc khác, nó còn có cấm chỉ định đối với một số đối tượng.
Mục lục
Rượu thuốc xuất hiện từ bao giờ?
Rượu thuốc có bề dày lịch sử hàng trăm năm trên khắp các châu lục của trái đất và đã được sử dụng suốt nhiều thế kỷ. Trong suốt quá trình sử dụng, loại thuốc “đặc biệt” này đã thu phục được sự tin dùng của người dân.
Rượu thuốc xuất hiện nhiều ở các quốc gia Nhật, Trung Quốc, Hy Lạp, Đức… đặc biệt là ở các nhà dòng, các vùng nghỉ dưỡng, các trung tâm điều trị phục hồi…
Thế nào là rượu thuốc
Rượu thuốc hay rượu dân tộc là tên gọi chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực Việt Nam. Rượu thuốc thường được quảng cáo là các loại rượu cường dương, bổ âm…
Rượu thuốc làm bằng rượu trắng nồng độ cao ngâm với các nguyên liệu thảo dược hoặc động vật có dược tính theo các phương pháp cổ truyền.
Ngoài ra, các thầy thuốc y học cổ truyền còn căn cứ vào thang thuốc để bốc đúng thành phần và hàm lượng khi thiết kế các bài thuốc để chữa bệnh.
Các loại rượu thuốc
+ Rượu ngâm thảo dược.
+ Rượu ngâm động vật.
+ Rượu ngâm hỗn hợp…
Cách uống rượu thuốc
+ Uống theo hướng dẫn của thầy thuốc.
+ Uống đúng liều lượng, thời gian quy định.
+ Uống 1 ly nhỏ ở mỗi bữa ăn (trước hay sau bữa ăn tùy loại rượu thuốc).
+ Trong nhiều trường hợp cần pha ly rượu thuốc với nước để pha loãng độ cồn và mượn tính kiềm của nước khoáng để dẫn thuốc.
Trẻ em, phụ nữ mang thai…không được sử dụng rượu thuốc
Tuy nhiên, không nên lạm dụng rượu thuốc vì sẽ dẫn đến nghiện rượu và ảnh hưởng đến các bộ phận như gan, dạ dày…
Những người không nên uống rượu thuốc
+ Thanh niên, người còn vượng khí (uống rượu sớm làm tản dương khí dễ làm tổn thương thận khí).
+ Phụ nữ mang thai, trẻ em.
+ Người bị bệnh gan, dạ dày, tim mạch, huyết áp cao…
Lời kết
Trong y học cổ truyền, rượu thuốc được dùng để trị bệnh và bồi bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, rượu thuốc cũng như rượu thông thường nếu lạm dụng, uống nhiều và uống thường xuyên sẽ dẫn đến nghiện rượu, gây tác động nên hệ thần kinh, dạ dày, gan….Đặc biệt, có những người không bao giờ được uống rượu như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người bị tim mạch, huyết áp cao…
Ngoài ra, khi uống rượu thuốc cần tuân theo sự chỉ định của bác sỹ về liều lượng, thời gian để đảm bảo việc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể đạt kết quả tốt nhất.
Hải Yến – Benh.vn