Đã có những báo cáo đầu tiên về nguy cơ phản ứng sau tiêm vắc-xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên việc cảnh báo các nguy cơ này chưa được đánh giá đúng mức tại Việt Nam gây nên nhiều lo lắng, hoang mang cho người dân.
Mục lục
Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào? Tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có an toàn không? Đối tượng nào nên tiêm? Và tác dụng phụ sau tiêm có thể là gì? Chúng ta cùng xem xét vấn đề này.
Tiêm phòng vacxin ngừa ung thư cổ tử cung (Ảnh minh họa)
Ung thư cổ tử cung – hậu quả của viêm nhiễm kéo dài do virus Papilloma
Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo và buồng trứng). Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn.
U lành tính (không phải là ung thư) là khối u không lan rộng và thường không có hại. Tuy nhiên, các khối u ác tính sẽ lây lan và phát triển thành bệnh ung thư nguy hiểm với cơ thể.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV).
Loại virus này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu khi bắt đầu sinh hoạt tình dục. Trên thực tế, những loại virus này sẽ bị loại ra khỏi cơ thể trong vòng 12 – 24 tháng. Những phụ nữ không thể loại bỏ được chúng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung sau này.
Loại virus này lây lan từ nữ sang nam và ngược lại. Có hơn 100 chủng HPV khác nhau, chiếm 70% trong số đó là HPV chủng 16, 18, 31 và 45. 4 chủng này tiềm tàng đến 99% bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em. Ở phần sau, chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về tác dụng của vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trên 2 chủng gây ung thư chính là tuýp 16 và 18.
Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào?
Hiện nay, ung thư cổ tử cung là loại ung thư sinh dục nữ thường gặp và gây tử vong nhiều ở các nước đang phát triển. Trên thế giới, có khoảng 1.400 phụ nữ mới mắc ung thư cổ tử cung; 750 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, có thêm khoảng 500.000 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung; 270.000 ca chết vì ung thư cổ tử cung (80% ở các nước đang phát triển)
Mỗi ngày, tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung (theo thống kê của HPV Information Centre). Tỷ lệ này đã giảm sau khi người dân được tuyên truyền về HPV và lợi ích của vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Lứa tuổi thường mắc ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ đã có gia đình và đã sinh con. Sau 30 tuổi, các yếu tố nội tiết tố nữ suy giảm cùng viêm nhiễm kéo dài với chủng HPV gây tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
- Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung từ 30 – 59.
- Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 48 – 52 tuổi.
Vắc xin Ung thư cổ tử cung là gì?
Trước tiên cần hiểu đúng về chế phẩm sinh học Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) và cơ chế tạo miễn dịch cho cơ thể:
Hiểu về vắc xin
Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể.
Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp).
Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.
Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung dùng cho đối tượng nào
Vắc xin ngăn ngừa Ung thư cổ tử cung (Vắc-xin HPV) có hiệu quả trong việc bảo vệ phụ nữ tránh khỏi bệnh liên quan đến Virus HPV type 16, 18. Đây là 2 chủng Virus hàng đầu gây ung thư cổ tử cung
Tại Việt Nam, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến cáo tiên cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, tốt nhất nên tiêm vắc-xin này trước khi quan hệ tình dục để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu lực kéo dài đến 30 năm.
Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?
Thật may, tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) không cần xét nghiệm trước. Điều kiện đủ để tiêm được vắc xin là bạn trong độ tuổi tiêm phòng (9-26 tuổi), chưa có thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin và không mắc các bệnh cấp tính.Tiêm vắc xin phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, test trên da thử phản ứng dị ứng là cần thiết trước khi tiêm. Tất cả chị em cũng nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm.
Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?
Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Trên thực tế, HPV là virus dễ tái nhiễm. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đỉ để phòng tái nhiễm với chủng virus này. Tiêm vắc xin HPV là biện pháp hiệu quả để hỗ trợ phòng ngừa tái nhiễm và nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, HPV gồm nhiều chủng khác nhau. Người bị nhiễm HPV chưa chắc đã là những chủng nguy hiểm như tuýp 16,18. Do vậy, việc tiêm vắc xin vẫn là cần thiết.
Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung có những loại nào
Hiện nay, tại Việt Nam có 2 vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung gồm: Vắc xin Cervarix và Vắc xin Gardasil
Loại vắc xin | Gardasil (vắc xin tứ giá) | Cervarix (vắc xin nhị giá) |
Xuất xứ | Merck Sharp & Dohme – Mỹ | GlaxoSmithKline – Bỉ |
Số chủng phòng ngừa | Phòng 4 tuýp HPV (6, 11, 16 và 18) | Phòng 2 tuýp HPV (16 và 18) |
Đối tượng tiêm | Tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi | Tiêm cho nữ giới từ 10 tuổi đến 25 tuổi. |
Lịch tiêm | Gồm 3 mũi:
Giá: 1.390.000đ/mũi |
Gồm 3 mũi:
Giá: 1.050.000đ/mũi |
Vị trí tiêm |
|
|
Tác dụng |
|
|
Đánh giá hiệu quả |
|
|
Lưu ý | Nếu cần thiết phải thay đổi lịch tiêm chủng:
Cần lắc kỹ lọ trước khi tiêm. Sau khi lắc Gardasil sẽ là dịch đục màu trắng. Trước khi dùng nếu quan sát thấy vật lạ hoặc dấu hiệu vật lý bất thường thì cần phải loại bỏ, không được tiêm vắc xin |
Nếu cần thiết phải thay đổi lịch tiêm chủng:
|
Nguy cơ phản ứng phụ khi tiêm vắc-xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Ông Trịnh Quân Huấn – nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế – cho biết:
Sử dụng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở Mỹ
Thống kê từ năm 2006 – 2013 đã có 57 triệu mũi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được sử dụng. Trong số này, có 22.000 người (chủ yếu là thanh thiếu niên 10 – 25 tuổi) gặp các phản ứng phụ sau tiêm như: đau đầu, buồn nôn và nôn, sưng chỗ tiêm.
Tỉ lệ gặp phản ứng nhẹ như vừa kể ở mức 92%, số còn lại là các phản ứng nặng hơn như liệt không hồi phục.
Sử dụng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Nhật Bản
Các báo cáo cho thấy ngày 24 – 8, gia đình của tám nạn nhân bị tai biến sau tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung Cervarix và Gadasil đã đến trao bản kiến nghị Chính phủ Nhật ngưng sử dụng các vắc xin này trong chương trình tiêm chủng.
Các nạn nhân tai biến đều từ 14 – 18 tuổi, một nửa trong số họ phải dùng xe lăn do liệt một phần. Họ cũng gặp các triệu chứng như đau đầu, đau toàn thân, co giật cơ… sau tiêm vắc xin này.
Thống kê cho thấy đã có gần 2.000 người gặp phản ứng sau tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung trong số trên ba triệu người đã tiêm ngừa tại Nhật Bản.
Sử dụng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Việt Nam
Chưa ghi nhận các phản ứng nặng như liệt ở Nhật Bản và Mỹ. Các phản ứng nhẹ như sưng chỗ tiêm, đau vết tiêm… tỷ lệ thấp. Về cơ bản, tại Việt Nam, vắc xin ung thư cổ tử cung được đánh giá là tương đối an toàn
Những lưu ý khi tiêm vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Thông tin về nguy cơ của Cervarix và Gadasil đã được nêu ra tại cuộc họp có đông đủ đại diện Bộ Y tế VN, Tổ chức Y tế thế giới tại VN tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thống kê nào về nguy cơ hoặc số lượng các trường hợp đã sử dụng Gadasil, Cervarix từ khi vắc xin này vào thị trường, cũng như các trường hợp có phản ứng phụ sau tiêm (kể cả phản ứng nhẹ).
Phòng bệnh bằng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng bệnh rẻ và hữu hiệu nhất. Tỷ lệ ung thư cổ tử cung lại dẫn đầu trong các loại ung thư ở nữ giới tại TP.HCM thì càng nên thận trọng để hiệu quả tiêm ngừa không tăng cùng với số lượng tai biến sau tiêm.
Lời kết
Với những lợi ích mà vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung mang lại, hãy đi tiêm phòng sớm nhất có thể, tốt nhất là trước khi quan hệ tình dục.
Trên lợi ích phòng ngừa ung thư cổ tử cung, 2 loại vắc xin hiện có trên thị trường hiện nay có tác dụng gần như tương đương nhau. Dựa trên điều kiện tài chính, bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại vắc xin phù hợp với mình.