Vẻ đẹp, nét quyến rũ của người phụ nữ là hình thể, các số đo 3 vòng cơ bản. Trong đó bầu vú, được ví như “nhũ hoa” mang lại nét riêng biệt cho chị em. Ngoài nét đẹp thuần túy trời cho, “nhũ hoa” còn cung cấp dòng sữa ngọt ngào cho các bé khi chào đời. Tuy vậy, có rất điều thú vị của nhũ hoa mà không phải ai cũng biết.
Mục lục
- 1 “Nhũ hoa” giúp bạn “lên đỉnh”
- 2 Kích thích tuyến sữa hoạt động
- 3 “Nhũ hoa” có thể lớn dần theo thời gian
- 4 Lông xung quanh núm vú là dấu hiệu hết sức bình thường
- 5 Núm vú tiết dịch là bình thường
- 6 Vùng da quanh núm vú
- 7 Núm vú – sợi dây gắn kết giữa mẹ và em bé
- 8 Núm vú thứ 3
- 9 Tập gym không đúng cách sẽ gây hại cho núm vú
- 10 Lời kết
“Nhũ hoa” giúp bạn “lên đỉnh”
Khi các cặp đôi yêu nhau, việc kích thích nhũ hoa có thể tăng khoái cảm vì nơi đây có nhiều dây thần kinh tập trung.
Các xét nghiệm MRI cho thấy khi kích thích nhũ hoa, một vùng não liên đới với bộ phận sinh dục sẽ sáng lên.
Kích thích tuyến sữa hoạt động
Các tín hiệu hóc-môn kích thích cơ thể tiết ra một chút sữa non trong khi mang thai hoặc ngay sau khi sinh em bé; và cũng chính các hóc-môn này “ra lệnh” cho cơ thể bà mẹ sản bắt đầu sản xuất sữa để nuôi dưỡng em bé mới sinh.
“Nhũ hoa” có thể lớn dần theo thời gian
“Nhũ hoa” và vùng da xung quanh chúng có thể mở rộng diện tích trung bình là 6 mm. Bởi vậy, khi mang thai hoặc cơ thể tăng cân, “nhũ hoa” cũng sẽ có sự thay đổi đáng kể. Nguyên nhân là do sự thay đổi lượng hooc-môn trong cơ thể.
Lông xung quanh núm vú là dấu hiệu hết sức bình thường
Nhiều chị em hốt hoảng vì phát hiện vài sợi lông xung quanh “nhũ hoa”. Tuy nhiên, điều này là bình thường.
Khuyến cáo, nếu không thích, bạn có thể dùng kéo cắt. Không nên dùng dao cạo vì khiến lông mọc dưới da dễ nhiễm trùng.
Núm vú tiết dịch là bình thường
Tự nhiên thấy núm vú tiết ra dịch lỏng các màu (vàng, trắng sữa, xanh,..), bạn không nên quá lo lắng. Chỉ khi trong dịch đó có máu mới là dấu hiệu của bệnh ung thư cần đi khám ngay.
Vùng da quanh núm vú
Vùng da quanh núm vú có vai trò bảo vệ và tiết ra dịch bôi trơn. Do đó, đừng chà xát quá mạnh lên chúng bởi một khi chúng vỡ ra thì rất dễ bị nhiễm trùng.
Trong cơ thể, vùng da núm vú thường mỏng, dễ bị tổn thương (ngứa, viêm…) nên việc chăm sóc theo “chế độ” đặc biệt là hết sức cần thiết.
Núm vú – sợi dây gắn kết giữa mẹ và em bé
Theo bản năng, các em bé sau khi ra đời đã quen thuộc với núm vú của mẹ. Điều đó tạo nên một sợi dây gắn kến vô hình, khiến các em tự nhiên quen thân với mẹ mà chẳng cần phải nhận ra.
Tuy vậy, trong thời gian cho bú, núm vú của mẹ có thể bị nứt, chảy máu, đau nhức nhưng mọi bà mẹ đều hy sinh vì đứa con thân yêu của mình.
Núm vú thứ 3
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng điều này là sự thật. Theo ước tính có khoảng 27,2 triệu người Mỹ có một núm vú thứ ba ở đâu đó trên cơ thể của họ.
Tuy nhiên, chúng thường bị nhầm lẫn với nốt ruồi và không gây hại gì về sức khỏe. Nếu thấy mất thẩm mỹ, bạn có thể loại bỏ núm vú “thừa” này bằng phẫu thuật.
Tập gym không đúng cách sẽ gây hại cho núm vú
Tập gym để giữ gìn sức khỏe, vóc dáng là điều nên làm. Tuy nhiên, nếu tập sai cách, “nhũ hoa” sẽ trở nên đỏ ửng lên, ngứa, rát và thậm chí có thể gây đau đớn.
Do đó các chuyên gia khuyên chị em nên sử dụng áo lót thể thao khi tập gym để bảo vệ bộ phận hết sức nhạy cảm này.
Lời kết
Ngoài vẻ đẹp trời phú, hình dáng “nhũ hoa” của mỗi người còn thể hiện sự nồng nàn trong tình yêu và lĩnh vực phòng the. Qua đó các chuyên gia khuyến cáo chị em sau sinh nên cân nhắc, lựa chọn, hạn chế nâng ngực, silicon để bảo vệ sức khỏe và đôi gò bồng.