70% dân số Việt Nam bị viêm loét dạ dày. Đáng lưu ý, bệnh ngày càng phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ dưới 12 tuổi do thói quen ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ không khoa học. Bệnh lý dễ mắc, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, vậy liệu viêm loét dạ dày có chữa được không. Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Thế nào là viêm loét dạ dày cấp và mạn tính?
Bệnh viêm dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày, từ đó xuất hiện những cơn đau ở vùng dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm dạ dày, phổ biến nhất là nguyên nhân dùng thuốc giảm đau thời gian dài (NSAID) và nhiễm khuẩn Hp. Dựa vào các triệu chứng, thời gian phát bệnh lẫn thời gian điều trị mà hiện nay, người ta chia viêm dạ dày thành 2 loại: viêm dạ dày cấp và mãn tính.
Viêm dạ dày cấp và mãn tính là căn bệnh phổ biến hiện nay
Viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm hoặc sưng đột ngột ở niêm mạc dạ dày. Nó có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau dữ dội, dai dẳng. Tuy nhiên cơn đau thường chỉ tạm thời và kéo dài trong thời gian ngắn. Sau khi sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày cấp và kết hợp thực đơn lành mạnh, triệu chứng của nó có thể thuyên giảm và biến mất.
Viêm dạ dày mạn tính (mãn tính) xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm nhiều lần, thường xuyên trong thời gian dài. Lúc này, niêm mạc dạ dày bị thay đổi và mất một số loại tế bào bảo vệ. Hơn nữa, viêm dạ dày mạn tính từ lúc xuất hiện mầm bệnh đến lúc phát bệnh có thể sẽ mất rất lâu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiền ung thư dạ dày, thậm chí là ung thư khi không được điều trị kịp thời.
Viêm dạ dày cấp và mạn tính có nguy nguy hiểm không?
Viêm dạ dày cấp và mãn tính gây ảnh hưởng lớn đến dạ dày – bộ phận quan trọng làm nhiệm vụ thực dưỡng cho cơ thể, vậy nên không thể xem thường nó. Cần đặc biệt lưu ý là khi bạn bị viêm dạ dày mãn tính bởi vì bệnh có đặc điểm là diễn ra trong một thời gian dài, nó sẽ bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, gây ra dị sản hoặc loạn sản. Đây chính là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào của bạn và sẽ dẫn đến ung thư nếu không được điều trị. Bệnh khi không được phát hiện và kịp thời điều trị sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, loét dạ dày, thủng dạ dày và nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày cấp và mãn tính có chữa khỏi được không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Liệu viêm dạ dày cấp và mãn tính có thể điều trị khỏi dứt điểm được không? Tuy nhiên, thật đáng buồn là tính đến thời điểm hiện nay, bệnh này vẫn chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn và dứt điểm được. Tỉ lệ những người đã khỏi bệnh hoàn toàn gần như vẫn chưa chạm mốc 10%.
Viêm dạ dày rất khó để nhận biết nếu chỉ thông qua triệu chứng. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên đến gặp bác sĩ để rõ hơn về tình trạng bệnh. Các bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, vi khuẩn H.pylori hay cụ thể hơn là thực hiện nội soi dạ dày để chuẩn đoán chính xác nhất về bệnh. Điều trị bệnh phụ thuộc vào tình trạng viêm của niêm mạc dạ dày. Nếu bạn bị viêm do sử dụng không đúng thuốc kháng viêm hay các loại thuốc khác, thì việc tránh sử dụng chúng một thời gian có thể làm giảm tình trạng viêm sưng. Viêm dạ dày gây ra bởi vi khuẩn Hp thường được điều trị bằng kháng sinh diệt vi khuẩn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kê đơn, sử dụng các loại thuốc làm giảm nồng độ axit, khuyến cáo có sự đồng ý của đơn vị y tế như: Kháng sinh Histamin-2: Ranitidine, Famotidine. Ức chế bơm proton: Omeprazole, Lansoprazole, esomeprazole,…
Người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng một số các bài thuốc dân gian. Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để giúp hạn chế, cải thiện tình trạng bệnh viêm dạ dày và không khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Tuy không thể chữa khỏi dứt điểm nhưng bệnh viêm dạ dày cấp và mãn tính hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát được. Người bệnh nên lưu ý xây dựng và duy trì các thói quen tốt cũng như thường xuyên tầm soát sức khỏe để đảm bảo kịp thời phát hiện bệnh và có phương án điều trị, can thiệp kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe và thành công!