Tại Khoa Nhi (BV Bạch Mai), số trẻ nhập viện điều trị vì tiêu chảy tăng lên trong tuần qua. Phần lớn các ca bệnh trong tình trạng tiêu chảy kéo dài, mất nước dẫn đến sốt.
Qua thăm khám, trẻ nhập viện chủ yếu là mất nước do trẻ nôn nhiều, cha mẹ không biết cách nên không thể bù nước cho trẻ, trong đó có những ca mất nước rất nặng. Tại Khoa Nhi (BV Bạch Mai), số trẻ nhập viện điều trị vì tiêu chảy tăng lên trong tuần qua. Phần lớn các ca bệnh trong tình trạng tiêu chảy kéo dài, mất nước dẫn đến sốt. Qua thăm khám, trẻ nhập viện chủ yếu là mất nước do trẻ nôn nhiều, cha mẹ không biết cách nên không thể bù nước cho trẻ, trong đó có những ca mất nước rất nặng.
BS Vũ Hữu Thời cho biết, với thời tiết miền Bắc như hiện nay, dịch tiêu chảy vẫn còn tiếp diễn và kéo dài đến sau Tết Nguyên đán. Nhiễm rotavirus ở trẻ em chủ yếu qua con đường phân – miệng và tay – miệng. Rotavirus thường được thải ra ngoài theo phân của người bệnh và tồn tại rất lâu ngoài môi trường, virus có thể bám dính ở bàn tay, trên sàn nhà, các đồ vật, vật dụng trong gia đình, đồ chơi của trẻ… Nếu phụ huynh không chú ý vệ sinh sạch sẽ có thể là nguồn lây bệnh cho trẻ.
Trong 5 năm đầu đời, hầu như không trẻ nào tránh khỏi tiêu chảy cấp do rotavirus. Tại Việt Nam, tiêu chảy do rotavirus thường gặp nhất ở trẻ từ 3 – 17 tháng tuổi; 46% số trường hợp xảy ra ở trẻ nhũ nhi dưới 5 tháng tuổi và 59% ở trẻ 6 – 11 tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi, nguy cơ nhiễm rotavirus càng cao và mắc bệnh càng nặng. Nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời đã dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.
BS Thời cũng cho biết, việc bù nước cho trẻ là nguyên tắc hàng đầu trong điều trị tiêu chảy do rotavirus, ưu tiên hàng đầu là dung dịch muối đường để bổ sung nước và cả chất điện giải (còn gọi là muối khoáng như Na, kali, clo…) bị mất qua phân và chất nôn ói, dung dịch uống thường sử dụng là dung dịch oresol (nước biển khô). 95% các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em được điều trị thành công chỉ bằng bù dịch bằng đường uống và cho ăn. Phụ huynh có thể cho trẻ uống các loại dịch uống khác nếu thấy trẻ khó khăn khi uống oresol, các dịch thay thế khác như nước sôi nguội, nước cơm, nước cháo, nước ép trái cây, nước dừa tươi… Trẻ còn bú mẹ nên cho bú mẹ càng nhiều càng tốt vì sữa mẹ ngoài việc cung cấp đủ lượng nước cho trẻ, còn là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp trẻ chống chọi với bệnh tật.
Benh.vn (theo giadinhnet)