Thời tiết chuyển mùa khiến cơ thể dễ bị cảm, sụt sịt, hắt hơi, xổ mũi…Bên cạnh việc dùng thuốc tây để trị cảm, người dân còn dùng phương pháp dân gian là xông bằng cây lá để chữa bệnh.
Mục lục
Tuy nhiên, xông cũng cần đúng cách để việc điều trị đạt hiệu quả và có những trường hợp cấm chỉ định xông.
Các loại cây dùng làm lá xông
+ Lá sả, lá gừng.
+ Bạc hà, kinh giới, hương nhu.
+ Tía tô, lá lốt.
+ Lá chanh, bưởi (lá, vỏ của trái), cam, quýt…
Các loại lá được dùng làm lá xông trị cảm: xả, gừng, bạc hà, kinh giới, hương nhu…
Tác dụng của các loại lá xông
+ Chứa nhiều tinh dầu.
+ Có tính kháng khuẩn, tiêu viêm.
+ Có các hoạt chất như eugenol, limonen, phellandren…
+ Giúp sát trùng đường hô hấp khi bốc hơi bởi đun nóng…
Phương pháp xông trị cảm
Chuẩn bị:
+ Rửa sạch các vị cây lá, các vị thuốc dùng để xông.
+ Cho các loại lá đã được rửa sạch vào nồi sau đó đổ ngập nước (2 đến 4 lít) rồi đun sôi.
+ Đậy kín nắp nồi, nấu sôi, đợi thêm một chút (5 phút).
Khi xông mở hé nắp từ từ, trùm kín khi xông…
Cách xông:
+ Khi xông mở hé nắp nồi để hơi thuốc thoát ra từ từ vừa đủ, không quá nóng.
+ Trùm kín khi xông, khi cơ thể ra nhiều mồ hôi thì ngừng xông.
+ Sau khi xông dùng khăn khô để lau cơ thể.
Lưu ý:
+ Sau khi xông nằm nghỉ nơi không có gió lùa.
+ Không tắm ngay sau khi xông.
+ Mỗi tuần chỉ xông 1 – 2 lần…
Những trường hợp không được xông
+ Sốt cao, sốt xuất huyết.
+ Mang thai, mới sinh con.
+ Cơ thể mất nước do tiêu chảy.
Phụ nữ mang thai, người suy nhược, người già yếu mệt mỏi… không được xông
+ Người suy nhược, mới qua điều trị bệnh.
+ Người đang bị hành kinh.
+ Người già yếu mệt mỏi.
+ Người bị bệnh tim mạch.
+ Sau khi uống rượu…
Lời kết
Xông trị cảm là phương pháp được các bà, các mẹ thường dùng mỗi khi trái nắng, trở trời. Tuy nhiên, khi xông cần mở vung nồi xông từ từ và kiểm soát lượng mồ hôi đổ ra để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước đột ngột (có thể dẫn đến sốc trụy tim mạch, tụt huyết áp, khó thở, chóng mặt..). Ngoài ra, không nên xông quá 2 lần/tuần.
Hải Yến – Benh.vn