Nhiều người trong chúng ta thường thức dậy với một ý nghĩ trong đầu: Sẽ sử dụng cà phê hoặc ít nhất là một loại thức uống chứa caffein nào đó để bắt đầu ngày mới. Nhưng bạn có tin rằng các bạn đang uống cà phê sai cách hoàn toàn từ xưa đến giờ hay không? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu thông qua bài viết này nhé, bạn sẽ khám phá nhiều điều đáng ngạc nhiên về cách uống cà phê của mình.
Mục lục
Thành phần nào trong cà phê giúp tỉnh táo?
Hai thành phần chính trong cà phê góp phần tạo nên vị đắng và hiệu ứng tỉnh táo, điều hấp dẫn nhiều tín đồ cà phê đó là caffein và acid Chlorogenic.
1. Caffeine trong cà phê
- Là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tăng cường sự tỉnh táo, tập trung và giảm cảm giác buồn ngủ.
- Hàm lượng caffeine trong cà phê Arabica thấp hơn Robusta.
- Caffeine cũng có vị đắng, tuy nhiên vị đắng này chỉ chiếm khoảng 10-15% vị đắng tổng thể của cà phê.
2. Acid Chlorogenic có trong cà phê
- Là một hợp chất phenolic có nhiều trong hạt cà phê xanh.
- Khi rang cà phê, acid chlorogenic phân hủy thành các hợp chất khác, tạo nên vị đắng đặc trưng cho cà phê.
- Acid chlorogenic cũng có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến vị đắng của cà phê, bao gồm:
- Mức độ rang: Cà phê rang càng đậm vị càng đắng.
- Loại cà phê: Arabica thường có vị đắng nhẹ hơn Robusta.
- Phương pháp pha chế: Cà phê pha phin thường có vị đắng hơn cà phê pha máy.
Để giảm vị đắng của cà phê, bạn có thể làm các việc sau đây:
- Thêm sữa, đường hoặc kem.
- Uống cà phê nguội.
- Sử dụng cà phê Arabica thay vì Robusta.
- Pha cà phê với nước nóng vừa đủ (khoảng 90-96 độ C).
Cần lưu ý rằng, cà phê cũng có một số tác dụng phụ chứ không phải một đồ uống hoàn toàn an toàn cho mọi đối tượng. Các tác dụng phụ của cà phê có thể gặp phải khi uống cà phê như sau.
- Gây mất ngủ, bồn chồn, lo lắng.
- Làm tăng nhịp tim và huyết áp.
- Gây kích ứng dạ dày.
Lý do đa số mọi người đang uống cà phê sai cách
Trong cơ thể mỗi con người đều có một chiếc đồng hồ sinh lý mà chúng ta gọi là nhịp sinh học giúp điều chỉnh rất nhiều quá trình của cơ thể bao gồm cả mức độ buồn ngủ của chúng ta trong ngày và chiếc đồng hồ này cũng kiểm soát độ sinh sản của một hoóc môn có tên gọi là cortisol. Nó thường được gọi là hoóc môn căng thẳng vì nó xuất hiện với nồng độ cao khi cơ thể bạn gặp tình trạng căng thẳng cấp.
Cortisol cũng liên quan đến sự cảnh giác của bạn hàng ngày và nó xảy ra trong khoảng từ 8-9 giờ sáng khi mức cortisol đạt đỉnh điểm. Có nghĩa là cơ thể bạn có một cỗ máy tự nhiên để đánh thức bạn. Và trong khi bạn nghĩ rằng caffein có thể hoàn thiện cỗ máy này thì các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi bạn tiêu thụ caffein hoặc đồ uống năng lượng trong khi sản sinh lượng cortisol lên đỉnh điểm sẽ làm giảm đi một lượng lớn hiệu quả của caffein và bạn sẽ ngày càng trở nên nghiện cafe hơn. Nhìn chung bạn sẽ kém tỉnh táo hơn và tương lai sẽ ngày càng phải uống nhiều cafe hơn nữa.
Uống cafe sau khi lượng cortisol hạ xuống vào khoảng sau 9 giờ sáng sẽ là thời điểm tốt nhất. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra một số khoảng thời gian mà lượng cortisol đạt đỉnh điểm đó là 12 giờ trưa và 1 giờ chiều, 5h30 và 6h30 chiều. Điều này có nghĩa là tốt nhất bạn nên tránh đừng bao giờ uống cafe vào những khung giờ này bởi những lúc này lượng cortisol tăng vọt và nhịp sinh học của bạn nhìn chung đang được điều chỉnh mạnh mẽ bởi ánh sáng mặt trời.
Lượng cortisol quả thực đã được chứng minh gia tăng tới 50% sau khi bạn thức dậy, bởi vậy hãy đợi khoảng 1 tiếng sau khi thức dậy mới uống cafe bạn nhé, như vậy thì cơ thể bạn sẽ hoàn toàn sẵn sàng và tỉnh táo tuyệt đối.
Do đó, bạn hãy uống cà phê đúng cách để giúp tăng cường sự tỉnh táo, tập trung và hiệu quả làm việc, đồng thời tránh được các tác dụng bất lợi của cà phê nhé.