Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Bệnh » Da tóc móng » Các bệnh thay đổi màu da

Các bệnh thay đổi màu da

Tham vấn y khoa: Bs. Nguyễn Văn Tiến

Theo dõi Benh.vn trên
tan-nhang

Cùng tìm hiểu về các bệnh có thể dẫn tới thay đổi màu da của bạn

  • Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống
  • Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu
  • Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Cập nhật: 20/06/2023 lúc 7:10 chiều

Màu da của chúng ta có thể bị thay đổi tùy theo môi trường sống, đó là sự thay đổi bình thường. Tuy nhiên, nhiều khi da có thể thay đổi do bệnh lý trong hoặc ngoài cơ thể.

Mục lục

  • 1 Tàn nhang
  • 2 Bớt nhiễm sắc (Naevus pigmentaies)
  • 3 Bệnh bạch biến
  • 4 Nốt ruồi

Tàn nhang

Tàn nhang (còn gọi là tàn hương) là những chấm màu nâu sẫm, tròn bầu dục hoặc đa giác bằng hạt kê hạt tấm, rải rác hoặc tập trung thành một đám lớn hơn màu sẫm hơn. Hay nổi nhiều nhất ở vùng da hở cổ ngực, má, mũi, lưng bàn tay. Chịu ảnh hưởng rõ rệt của ánh nắng. Càng ra nắng càng tăng sẫm màu. Mùa đông nhạt màu hơn. Không gây cảm giác đau, ngứa gì.

Thường bắt đầu bị tàn nhang vào tuổi đang lớn dậy thì đến khi đứng tuổi có xu hướng giảm dần, có thể tự nhiên khỏi.

Nhiều tác giả coi tàn nhang là những bớt sắc tố bẩm sinh có tính gia đình di truyền nhưng xuất hiện muộn lành tính giống như những nốt ruồi nhỏ phẳng. Thường có liên quan tới thể địa dễ cảm ứng với ánh sáng, dễ bắt nắng (tăng cảm quang).

tan-nhang

Tàn nhang hoàn toàn lành tính trừ trường hợp có kết hợp khô da, dày sừng rải rác trong chứng khô da nhiễm sắc (hiếm gặp). Vì vậy, bệnh nhân không nên lo lắng quá mức về phương diện thẩm mỹ mà đi tẩy hoặc bôi thuốc tùy tiện dễ gây viêm da, nhiễm trùng.

Người bệnh nên đến khám và điều trị ở các phòng khám chuyên khoa Da liễu. Các phương pháp chữa sạm da có kết quả nhưng cũng chỉ tương đối, tạm thời.

Nên áp dụng các biện pháp bảo vệ da, chống ánh nắng: bôi kem chống nắng (Sunplay, Spectraban ) đội mũ rộng vành, dùng khăn che mặt… đặc biệt không nên rửa mặt bằng xà phòng, xát chanh hay phèn chua lên da mặt, không nên lạm dụng các mỹ phẩm. Sữa rửa mặt và kem có chất thơm dễ gây bắt nắng tăng sẫm màu.

Bớt nhiễm sắc (Naevus pigmentaies)

Có một số em bé từ khi lọt lòng đã mang trên người những đám da sẫm màu (nâu, xanh, đậm hoặc nhạt). Ta thường gọi là vết bớt, vết đẹn. Bớt màu đen có thể kèm theo nhiều lông. Thực ra đây là một rối loạn sắc tố da từ trong bào thai, chưa rõ nguyên nhân.

Các bớt sắc tố đơn thuần hoặc có lông cư trú hay lan tỏa một vùng đều không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, không gây cảm giác chủ quan đau, ngứa gì.

Trừ một số trường hợp ở phần da hở (cổ, mặt, bàn tay) có thể ảnh hưởng ít hoặc nhiều tới thẩm mỹ, từ đó gây tâm lý bi quan, lo lắng, mặc cảm cho người bệnh. Đại đa số các bớt sắc tố kể cả loại có lông đều hoàn toàn lành tính.

Nếu bớt chỉ có kích thước nhỏ, ở vùng da kín, không cần xử trí. Nếu vì thẩm mỹ theo yêu cầu bệnh nhân thì thầy thuốc chuyên khoa có thể giải quyết bằng phẫu thuật thẩm mỹ, chiếu tia laser, phẫu thuật vá da…. Tuy nhiên, các kỹ thuật này phức tạp, tốn kém, hiện chưa có điều kiện thực hiện rộng rãi ở nước ta.

Không nên tự động bôi acid, kiến khoang hoặc các chất hóa học tẩy màu khác, đề phòng bỏng da, nhiễm khuẩn. Không nên cạo lông trên đám bớt vì càng cạo lông thì lông càng mọc nhanh, cứng, gây đau khi va chạm. Tốt nhất là nên đi khám ở một cơ sở chuyên khoa Da liễu đáng tin cậy để được chẩn đoán, tiên lượng và cho những lời khuyên chính xác.

Bệnh bạch biến

Bạch biến (Vitiligo) là một bệnh ngoài da khá phổ biến, xuất hiện sớm hoặc muộn sau khi ra đời. Khác với bệnh bạch tạng (Albinos) hiếm hơn, có tính chất bẩm sinh, xuất hiện ngay từ khi lọt lòng kèm theo nhiều khuyết tật khác về ngũ quan, tâm thần kinh, miễn dịch.

Bạch biến chỉ nổi thành từng đám, vết hoặc đám màu da trắng bạch, hoàn toàn mất sắc tố da (melemin) vì ở các vùng đó vắng tế bào sinh sắc tố (meslanocytes) hoặc có nhưng đã ngừng hoạt động. Các đám bạch biến có ranh giới rõ rệt, viền da lành xung quanh sẫm màu hơn. Da trên đám bạch biến vẫn bình thường không bị teo, cảm giác trên da không biến đổi không đau ngứa, không tê dại. Lông trên đám bạch biến cũng bị bạc màu.

Tổn thương bạch biến có thể khu trú hoặc rải rác, đối xứng. Hình tròn, bầu dục hoặc nhiều cạnh nham nhở như bản đồ. Tiến triển rất bình thường xu hướng ngày càng lan rộng hoặc nổi thêm đám mới, nhưng cũng nhiều khi ổn định lâu dài hoặc tự nhiên khỏi. Bệnh nhân càng trẻ, thời gian bị bệnh càng ngắn có nhiều khi vọng khỏi bệnh hơn. Ngược lại càng lớn tuổi, bị bệnh càng lâu, triển vọng kết quả điều trị càng kém đi.

Bệnh không lây cho người xung quanh, không gây cảm giác đau ngứa khó chịu gì, không ảnh hưởng sức khỏe, không gây biến chứng về nội tạng. Nhưng bệnh có thể gây ảnh hưởng sâu sắc về tâm lý khiến bệnh nhân lo lắng day dứt mặc cảm về phương diện thẩm mỹ nhất là khi tổn thương lộ rõ ở các vùng hở (cổ, mặt, bàn tay) và ở những bệnh nhân đang lứa tuổi sắp lập gia đình.

Nguyên nhân sinh bệnh còn là điều bí hiểm, mặc dù những thập kỷ gần đây, đã có nhiều tiến bộ về bệnh lý giải phẫu, tổ chức, hóa sinh, nội tiết, thần kinh, di truyền học… chỉ mới biết rằng bạch biến là do một khuyết tật gây rối loạn chức phận của các tế bào tạo sắc tố da ở vùng bị bệnh.

Có thể liên quan đến nhiều yếu tố: xúc động, căng thẳng thần kinh, rối loạn giao cảm, rối loạn thần kinh rễ tủy sống ở vùng tương đương. Một số trường hợp có liên quan đến chức phận tuyến giáp trạng, thượng thận, tuyến yên, tuyến sinh dục, gan, tụy… Hiện nay phần lớn các tác giả đang tập trung nghiên cứu theo hướng liên quan tới di truyền và tự miễn dịch.

Vì nguyên nhân bệnh sinh chưa rõ nên điều trị còn gặp nhiều khó khăn, kết quả thất thường.

Phổ biến nhất là phương pháp dùng các chế phẩm có tác dụng tăng cảm ứng với ánh sáng toàn thân hoặc tại chỗ như chế phẩm có psoralen (meladinin, melagenin). Bôi tại chỗ các chất cảm quang có thể làm cho đám bạch biến bị đỏ da, bỏng rát. Có thể kết hợp thuốc ức chế miễn dịch như corticoid.

Cấy tế bào sắc tố vào vùng da bạch biến là một phương pháp hiện đại nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn kém, nên chưa được áp dụng rộng rãi. Hiện nay, chế phẩm có tacrolimus cũng thấy có tác dụng khi bôi.

Theo phương pháp cổ truyền về nam y thì dung cồn hạt đậu miêu bôi lên tổn thương kết hợp uống hạt đậu miêu có tác dụng cảm quang như chế phẩm proralen.

Thầy thuốc chỉ có một lời khuyên chung nhất với bệnh nhân là xác định an tâm điều trị lâu dài, tránh quá lo lắng bi quan về bệnh, dễ làm nguy cơ bột phát. Đã bị bệnh cần phát hiện điều trị sớm ở thầy thuốc chuyên khoa.

Nốt ruồi

Nốt ruồi là một loạn sản sắc tố da khu trú, có tính chất bẩm sinh. Theo y học thuộc vài nhóm các neavi sắc tố. Biểu hiện trên da bằng những sần, cục nhỏ tròn, ranh giới rõ, gờ cao, màu nâu sẫm hoặc đen. Có nốt ở giữa có sợi lông, có nốt xung quanh có quầng bạc màu. Có thể gặp nốt ruồi ở mọi vùng da trên cơ thể. Số lượng ít hoặc nhiều, kích thước to hay nhỏ tùy từng người. Thường xuất hiện từ bé nhưng có khi lớn lên mới xuất hiện. Nốt ruồi không có cảm giác đau ngứa gì, cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe toàn thân (trừ khi có biến chứng).

Điều đặc biệt là ở nốt ruồi tập trung nhiều sắc tố melanin (hắc sắc tố). Trong vùng nốt ruồi có nhiều đám tế bào sắc tố gọi là tế bào neavi có nhiều tiềm năng chuyển thành tế bào ung thư gây u hắc tố.

Nhưng không nên quá lo lắng. Tuyệt đại đa số những nốt ruồi nhỏ, phẳng, màu đen vừa phải thường lành tính. Một trong những nguyên nhân làm nốt ruồi có thể hư biến thành u hắc tố là kích thích chấn thương, nhất là đang trong tuổi dậy thì. Do đó bệnh nhân không nên tự động cạy, cắt, nạo nhờ người khác đánh tẩy bằng vôi, acid, pin đèn, đắp lá..là rất nguy hiểm.

Nốt ruồi càng to càng đen, tiềm năng hư biến càng nhiều. Nốt ruồi ở vị trí dễ bị va chạm cọ xát như lòng bàn tay, bàn chân, quanh miệng, quanh mắt thắt lưng càng cần được đặc biệt chú ý. Tất cả các nốt ruồi khác nhỏ, lẻ tẻ chỉ cần giữ gìn theo dõi, tránh mọi kích thích, tránh bôi thuốc linh tinh.

Đừng nhầm nốt ruồi với tàn nhang cũng là những vết loạn sắc tố, màu nâu sẫm, nổi lấm tấm nhiều nhất ở cổ, mặt mùa hè nặng hơn màu đông không đau ngứa gì, hoàn toàn lành tính.

Nếu một nốt ruồi nào đó tự nhiên sẫm màu hơn, mọng lên, có viền viêm đỏ quanh chân đau ngứa rấm rứt, hoặc nổi thêm một số nốt bên cạnh, nổi hạch ở vùng tương xứng cần kịp thời đi khám bệnh, vì đó là triệu chứng báo hiệu biến chuyển xấu.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai.

Chia sẻ

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Trong xơ gan có 3 loại tổn thương: Thoái hóa nhu mô gan; xơ hóa tổ chức liên kết; tăng sản tế bào gan, cấu tạo nên những hạt tái tạo, làm đảo lộn cấu trúc bình thường của gan.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh , Bệnh bạch biến , Bệnh da liễu , Da tóc móng , Tàn nhang

Bài viết liên quan

nám da

Nguyên nhân và cách chữa trị nám da

22/12/2018

rượu bia

Zona thần kinh cần kiêng gì?

05/04/2019

Các phương pháp điều trị bệnh Bạch biến

12/09/2017

Xem nhiều nhất

Hướng dẫn sử dụng thuốc Salbutamol trong bệnh lý sản khoa

03/09/2018

WHO: Tỷ lệ phá thai ở Việt Nam đứng đầu châu Á

04/05/2017

tre_bi_sot

Nếu bạn bị sốt sẽ phải làm thế nào

04/10/2014

Tương tác giữa Thực Phẩm và Thuốc (Dược phẩm)

25/09/2018

Hết Tết vào thẳng bệnh viện

04/04/2018

Đi bộ thường xuyên mang lại lợi ích bất ngờ

12/08/2018

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Bệnh chàm: dịch tễ, nguyên nhân, triệu chứng

Bệnh chàm: dịch tễ, nguyên nhân, triệu chứng

Viêm da cơ địa trẻ em – Bệnh da liễu mãn tính cần điều trị sớm

Viêm da cơ địa trẻ em – Bệnh da liễu mãn tính cần điều trị sớm

Tổng hợp về bệnh viêm da tổ đỉa và các phương pháp điều trị

Tổng hợp về bệnh viêm da tổ đỉa và các phương pháp điều trị

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc mẹ nên biết

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc mẹ nên biết

Top 6 kem bôi chữa viêm da cơ địa ở tay không chứa Corticoid

Top 6 kem bôi chữa viêm da cơ địa ở tay không chứa Corticoid

Tổng hợp 6 bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Tổng hợp 6 bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc dị ứng ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi

Viêm da tiếp xúc dị ứng ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi

Tin mới nhất

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

9 Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư buồng trứng

  • Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kỵ khi ngủ
  • 6 lợi ích của bia đối với sức khỏe
  • 5 trường hợp TUYỆT ĐỐI không được ăn gừng
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

19/09/2023

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

19/09/2023

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

18/09/2023

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

17/09/2023

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

14/09/2023

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ và Dược sĩ tâm huyết

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi