Dị ứng có thể xảy ra đối với bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, dị ứng thường phát triển mạnh nhất vào mùa thu, khi nền nhiệt bắt đầu giảm, thời tiết mát mẻ là thời điểm gia tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng.
Mục lục
Các triệu chứng khi bị dị ứng
– Trên da nổi nhiều ban đỏ, xuất hiện dấu hiệu bong tróc lây lan gây ngứa.
– Da mặt xuất hiện nhiều đám da sần đỏ, dày sừng và sắc tố da bị rối loạn.
– Xung quanh hai má, trán hoặc cằm có dấu hiệu nổi những vết chàm nổi mẩn và đóng vảy.
Nếu bệnh trở nên nặng hơn xuất hiện những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như tụt huyết áp, khó thở, bị nổi mề đay cấp tính…
Phương pháp xử lý khi cơ thể xuất hiện các hiện tượng bị dị ứng
– Dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng biến mất.
– Pha chanh với 1 cốc nước ấm cùng một chút mật ong, uống vào buổi sáng khi thức dậy, uống đều đặn trong một vài tháng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể, làm giảm nguy cơ bị dị ứng hoặc dùng trà xanh đun với nước rồi pha với mật ong để uống hàng ngày.
Nếu thực hiện hết các phương pháp trên mà vẫn bị dị ứng bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kịp thời điều trị.
Lưu ý: không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa trị dị ứng.
Phương pháp phòng tránh bệnh dị ứng
– Đảm bảo bữa ăn đầy đủ các thành phần vitamin, dưỡng chất.
– Tăng cường rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin C, như: cam, chanh, dứa…
– Uống đủ 2 lít nước/ngày để điều hòa cơ thể.
– Người có cơ địa bị ứng tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, vật nuôi…
– Tập luyện thể dục thể thao điều độ để tăng cường sức khỏe.
– Ngoài ra cần tránh hút thuốc, dùng đồ uống có cồn, tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa, vật nuôi…bởi đó là những yếu tố nguy cơ gây dị ứng.
Benh.vn (Theo vtv.vn)