Suy thận là bệnh nguy hiểm và thường tiến triển rất âm thầm, khó phát hiện. Tuy nhiên, có các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng có thể giúp phát hiện bệnh kịp thời. Cùng tham khảo 1 số xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán suy thận được các bác sỹ áp dụng phổ biến hiện nay.
Mục lục
Khi nào người bệnh được chỉ định xét nghiệm chẩn đoán suy thận?
Đánh giá chức năng thận được tiến hành gồm nhiều bước với nhiều kỹ thuật khác nhau. Trong đó, xét nghiệm cận lâm sàng có vai trò chủ chốt để xác định chính xác bệnh. Nhờ các xét nghiệm này, những bệnh lý không có triệu chứng rõ ràng như suy thận có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Người bệnh thường được chỉ định làm xét nghiệm chuẩn đoán bệnh thận trong một số trường hợp nhất định như:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm
- Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận
- Khi có các biểu hiện suy thận, rối loạn chức năng thận, biểu hiện mệt mỏi
- Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng.
Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán suy thận phổ biến hiện nay
Trong các cơ sở y tế, bệnh viện hiện nay, các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chuẩn đoán chứng suy thận rất đa dạng và phù hợp với từng nhóm đối tượng, bệnh nhân khác nhau.
Xét nghiệm sinh hoá máu và nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu
Tổng phân tích nước tiểu: Tỷ trọng nước tiểu ở người khỏe mạnh thường dao động từ khoảng 1,01-1,02. Suy giảm chức năng thận ở giai đoạn đầu có thể sẽ khiến độ cô đặc của nước tiểu giảm đi đáng kể, dẫn đến nguy cơ giảm tỉ trọng nước tiểu.
Định lượng đạm niệu 24h: Chỉ số protein trong nước tiểu ở người bình thường là < 0.3 g/ 24h. Protein trong nước tiểu có thể tăng đến >0.3 g/24h ở những người bệnh bị thương tổn cầu thận, suy thận, viêm cầu thận thấp
Xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu cho biết nhiều chỉ sổ để chuẩn đoán bệnh suy thận
Xét nghiệm chỉ số Ure: Sự thoái phân protein có trong những thực phẩm bạn ăn hằng ngày tạo nên ure trong máu. Ure được lọc qua cầu thận và theo nước tiểu đi ra ngoài. Khi xét nghiệm, nếu giá trị ure máu của bệnh nhân dao động trong ngưỡng cho phép tức là chức năng thận đang hoàn toàn bình thường. Đối với những nhóm đối tượng mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, suy thận, sỏi thận, sỏi niệu quản,…ure trong máu tăng.
Xét nghiệm chỉ số Creatinin huyết thanh: Creatinin là một dạng chất thải được tiết ra từ quá trình hoạt động của cơ bắp. Đây là chất thải được tổng hợp với tốc độ ổn định của cơ thể. Lượng chất thải này không được tái hấp thu mà được bài tiết ra ngoài. Thông thường, giá trị Creatinin được đánh giá là ổn định khi dao động trong khoảng 0.5-1.1mg/dl (ở nữ giới), còn đối với nam giới là 0.6-1.2mg/dl. Khi chỉ số này tăng cao thì có nghĩa là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn chức năng thận.
Xét nghiệm acid uric máu: Xét nghiệm này được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh gout, bệnh thận,… Nồng độ acid uric máu bình thường đối với nam giới là 180-420 mmol/l, đối với nữ giới là 150-360 mmol/l. Những người có nồng độ acid uric tăng cao thường sẽ được kết luận là mắc chứng suy thận.
Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan: Thông thường, để đảm bảo hoạt động tối ưu của yếu tố đông máu, các protein co cơ và các men tế bào, định lượng PH máu được duy trì ở mức 7,37-7,43. Ở những bệnh nhân bị suy thận, Chỉ số này sẽ có xu hướng tăng cao hơn mức bình thường.
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm bụng
Giúp phát hiện tình trạng thận ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận người bệnh bị ứ nước hai bên có thể gây suy thận cấp tính hoặc suy thận mạn tính, phát hiện các trường hợp bệnh thận đa nang bẩm sinh, di truyền. Hình ảnh siêu âm còn cho thấy thận có kích thước nhỏ, thay đổi cấu trúc, có nhiều nang hoặc mất phân biệt vỏ tủy,…. Ngoài ra, phương pháp siêu âm còn có thể giúp phát hiện sỏi hoặc khối u trong thận.
Chụp CT Scan bụng
Chụp CT Scan bụng giúp phát hiện bất thường ở thận
Sử dụng tia X trong kỹ thuật chụp CT cho phép bác sĩ thấy rõ toàn bộ hệ tiết niệu. Phương pháp chụp CT scan bụng thường được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Kỹ thuật CT scan nhờ máy chụp đa lát cắt thì còn có thể dựng hình toàn bộ đường tiết niệu, giúp bác sĩ phát hiện được vị trí và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản.
Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ
Là xét nghiệm duy nhất cho phép các bác sĩ đánh giá, thăm dò chức năng của từng bên thận. Phương pháp này giúp bác sĩ nhìn rõ chức năng lọc của từng bên thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận. Không những thế, nếu làm thêm nghiệm pháp tiêm thuốc lợi tiểu, phương pháp xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tắc nghẽn niệu quản hai bên.
Tóm lại, các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán suy thận là kỹ thuật nhất thiết phải thực hiện nếu muốn đánh giá đúng bệnh cũng như tình trạng sức khoẻ của cơ quan này. Đến ngay các bệnh viện lớn về thận tiết niệu để thăm khám nếu thấy xuất hiện triệu chứng lạ. Hãy tuân thủ chặt chẽ điều trị của bác sỹ để sớm kiểm soát bệnh.