Quan tâm, chăm sóc răng miệng cho trẻ là một việc làm đơn giản, tuy nhiên việc vệ sinh răng miệng cho bé nhất là thời kỳ răng sữa đòi hỏi sự kiên trì và hiểu biết khoa học về nha khoa của cả bố và mẹ.
Mục lục
Có những trẻ đã 3, 4 tuổi nhưng bố mẹ chỉ cho súc miệng chứ chưa cho đánh răng…việc làm này là trái khoa học, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé.
Vậy, cách chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào?
Răng sữa phát triển như thế nào?
Răng sữa bắt đầu hình thành và cấu tạo từ trong bào thai và tiếp tục phát triển sau khi trẻ sinh ra.
Răng sữa đầu tiên mọc lúc sáu tháng tuổi, sau đó trung bình cứ bốn tháng sẽ mọc các răng tiếp theo. Trẻ có đủ 20 răng sữa vào lứa tuổi từ 2 đến 2,5 tuổi.
Răng sữa (Ảnh minh họa)
Vai trò của răng sữa
+ Răng sữa đóng vai trò lớn trong việc ăn, nhai, phát âm và thẩm mỹ cho gương mặt của trẻ.
+ Răng sữa giữ chỗ trên xương hàm cho các răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp…
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ
+ Chăm sóc răng miệng ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên.
+ Cho trẻ đánh răng khi đủ 2 tuổi.
+ Chọn bàn chải phù hợp cho lứa tuổi của trẻ.
+ Hướng dẫn trẻ cách chải răng: mặt ngoài, mặt trong, 2 mặt bên gần xa và mặt nhai (răng cối), hay bờ cắn (răng cửa)… Chú ý chải mặt nhai và các răng hàm phía sau là nơi sâu răng thường phát triển đầu tiên.
+ Cùng trẻ chải răng sẽ giúp trẻ quan sát và bắt chước.
+ Chải răng ít nhất 2 lần một ngày, buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
+ Thay bàn chải của trẻ 3 tháng một lần.
+ Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần…
Cho trẻ đánh răng khi đủ 2 tuổi (Ảnh minh họa)
Lưu ý:
+ Chỉ dùng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa flour, hướng dẫn trẻ sau khi đánh răng súc miệng nhổ hết kem đánh răng.
+ Không cho trẻ ăn nhiều chất đường.
+ Cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn.
+ Đảm bảo cung cấp đủ flour cho trẻ (flour rất quan trọng trong việc phòng chống sâu răng)
+ Bổ sung các lọai thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho răng như: rau, các loại trái cây tươi…
+ Cho trẻ dùng chỉ nha khoa sau khi ăn…
Chăm sóc răng miệng có lợi gì?
+ Giúp loại trừ các vi khuẩn trong miệng, giúp hơi thở thơm tho, sảng khoái.
+ Loại bỏ những mảnh vụn thức ăn, mảng bám còn sót lại trên răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển ngăn ngừa sâu răng.
+ Hàm răng khỏe, đẹp, không bị bệnh…
Hàm răng khỏe đẹp (Ảnh minh họa)
Lời kết
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng của con mình, vì vậy việc chăm sóc răng miệng cho trẻ cần bắt đầu ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên và cho trẻ đánh răng khi đủ 2 tuổi là một việc làm cần thiết.
Đặc biệt cha mẹ cần làm gương, thúc đẩy và làm cho trẻ cảm thấy hăng hái, nhiệt tình, năng động trong việc chăm sóc hàm răng, hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, thay bàn chải thường xuyên, khám nha khoa định kỳ…để đảm bảo hàm răng của trẻ luôn khỏe mạnh, đề phòng các bệnh về răng miệng.
Benh.vn