Tỏi từ lâu đã được biết đến như là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Một số món ăn sẽ thiếu hấp dẫn, thậm chí nhạt nhẽo nếu không có mùi thơm của tỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngoài giá trị làm gia vị, Tỏi còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.
Mục lục
- 1 Tìm hiểu về củ Tỏi
- 2 Công dụng của tỏi
- 2.1 Tỏi chữa cảm cúm
- 2.2 Tỏi kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virut
- 2.3 Tỏi trị Ho, viêm họng
- 2.4 Tỏi hỗ trợ bệnh thấp khớp, đau nhức xương, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp
- 2.5 Tỏi tốt cho bệnh hô hấp
- 2.6 Tỏi tốt cho Tim mạch
- 2.7 Tỏi hỗ trợ điều trị Huyết áp cao
- 2.8 Tỏi hỗ trợ Tiêu hóa hiệu quả
- 2.9 Tỏi giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư
Tìm hiểu về củ Tỏi
Củ tỏi có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe nhờ thành phần hoạt chất chống oxy hóa mạnh có sẵn bên trong đó.
Thành phần hoạt chất trong củ Tỏi
Tỏi chẳng những chứa nhiều hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh nên có mùi hôi rất đặc trưng. Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B6, B1,C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
Cách dùng tỏi
Tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.
Lưu ý đặc biệt khi chế biến tỏi: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15 phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.
Nên thái lát tỏi sau đó để trong không khí khoảng 15 phút trước khi chế biến (ảnh minh họa)
Công dụng của tỏi
Củ tỏi có nhiều công dụng được cả y học cổ truyền và y học hiện đại xác nhận trong đó có chống cảm cúm, kháng khuẩn, kháng virus, trị ho…
Tỏi chữa cảm cúm
Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 – 40 ngày để ăn hàng ngày.
Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.
Tỏi kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virut
Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến.
Tỏi trị Ho, viêm họng
Tỏi bóc sạch, để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 – 15 phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.
Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.
Tỏi hỗ trợ bệnh thấp khớp, đau nhức xương, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp
Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 – 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Tỏi tốt cho bệnh hô hấp
Rượu tỏi cũng có khả năng làm giảm các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản nhờ công dụng kháng viêm của tỏi.
Người bệnh tiểu đường: nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.
Tỏi tốt cho Tim mạch
Tỏi có chất chống oxy hóa, chống đông tụ. Theo Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ, một kết luận được rút ra từ 18 cuộc nghiên cứu cho thấy tiêu thụ 5 hay hơn 5 tép tỏi tươi mỗi ngày có thể làm giảm lượng triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu và giảm nguy cơ xơ mỡ động mạch.
Tỏi hỗ trợ điều trị Huyết áp cao
10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý: Chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.
Tỏi rất có lợi cho bệnh nhân tim mạch, huyết áp (ảnh minh họa)
Tỏi hỗ trợ Tiêu hóa hiệu quả
Tỏi từ lâu đã được ông cha ta dùng như là một bài thuốc dân gian để chữa các bệnh ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng. Khi khoa học chưa thực sự phát triển và chưa chứng minh được công dụng của tỏi thì họ truyền tai nhau và coi đây như là một bài thuốc có hiệu quả để chữa các bệnh về đường tiêu hóa.
Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.
Tỏi giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư
Tỏi có tác dụng giúp cơ thể phòng ngừa và làm chậm tiến trình phát triển các khối u và nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, ung thư cột sống ung thư phổi, ung thư kết tràng, ung thư thanh quản… là điều mà nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được.
Tỏi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe là điều đã được thế giới công nhận. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì nó cũng có những tác dụng phụ nhất định. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày – ruột, ức chế tuyến giáp…