Corticoid được xem như thần dược, có vai trò quan trọng trong chuyển hóa muối, đường, mỡ, đạm và duy trì các chức năng sống của cơ thể. Tuy nhiên khi sử dụng không đúng sẽ gây nên nhiều tai biến. Vì vậy, rất nhiều người đặt ra câu hỏi Corticoid là gì? Corticoid có trong những loại thuốc nào? Cùng Benh.vn tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc này.
Mục lục
Corticoid là gì?
Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch.
Sử dụng loại thuốc này một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, sử dụng không đúng sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Điều trị bằng Corticoid trong những bệnh nào?
Corticoid dùng để chống viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng. Là một nội tiết tố do tuyến thượng thận sản xuất ra. Những đặc tính của Corticoid được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau:
- Điều trị các bệnh lý ngoài ra bao gồm: Bệnh vảy nến, chàm và các bệnh viêm da dị ứng…
- Điều trị dị ứng: sốc phản vệ hay mề đay…
- Điều trị một số bệnh đường hô hấp như: Hen phế quản và tắc phổi nghẽn mãn tính.
- Điều trị các bệnh về thận: hội chứng thận hư nguyên phát,…
- Viêm đa khớp và thấp khớp cũng được điều trị bằng Corticoid
- Ngoài ra còn điều trị một số bệnh lý về tiêu hóa, mắt, huyết học, bệnh ác tính…
Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng Corticoid để tránh những biến chứng nguy hiểm khi dùng thuốc không đúng bệnh, không đúng liều lượng hay không đúng cách.
Tác dụng phụ của corticoid
Corticoid khi bị lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách sẽ gây nên các tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh lý sẵn có đồng thời để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Khi sử dụng Corticoid dài ngày sẽ làm ức chế cơ thể bài tiết Corticoid gây suy tuyến thượng cấp, đây là cấp cứu nguy hiểm đe dọa tính mạng.
- Biến chứng đối với trẻ em: chậm phát triển chiều cao dẫn đến bị lùn.
- Phụ nữ có thai có thể gây hại cho thai nhi
- Sức đề kháng của cơ thể bị giảm dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng
- Dẫn đến đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
- Các biến chứng khác đối với tâm thần kinh, da, khớp, thận, đường hô hấp, teo cơ, loãng xương.
Cách nhận biết Corticoid có trong các loại thuốc
Để biết loại thuốc đang sử dụng có chứa Corticoid hay không, cách tốt nhất là bạn đọc hướng dẫn sử dụng. Xem mục các thành phần của thuốc bạn sẽ biết được thành phần đầy đủ của thuốc hoặc cách khác là bạn có thể hỏi ý kiến của các bác sỹ, dược sỹ.
Thuốc có chứa corticoid nếu trong thành phần có những chất sau:
- Hydrocortisone, Cortisone
- Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone, Triamcinolone
- Fluocinolone, Fluticasone
- Beclomethasone, Betamethasone, Dexamethasone,…
Thông thường các corticoid thường có đuôi “sone” (“son”) hoặc “olone” (“olon”). Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: Budesonide
Một số loại thuốc thường gặp trên thị trường có thành phần là corticoid:
- Thuốc Medrol chứa thành phần MethylPrednisolone
- Thuốc Fucicort chứa thành phần Betamethasone
- Thuốc điều trị Hen Symbicort chứa thành phần Budesonide
- Thuốc Flucinar chứa thành phần Fluocinolone
- Thuốc nhỏ mắt Polydexa chứa thành phần Dexamethasone
- …v…v…
Việc nhận biết thành phần corticoid có trong thuốc để giúp bạn cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc này. Từ đó, sử dụng corticoid an toàn hợp lý hiệu quả, tránh được những tác dụng phụ nguy hiểm.
Xem thêm: Những tác dụng phụ và lời khuyên cho bệnh nhân dùng corticoid