Đến tuổi 60 tuổi, theo quy luật lão hóa tự nhiên “tuổi già chân chậm, mắt mờ” là điều không thể tránh khỏi…Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến thị lực giảm sút đa phần là do thoái hóa võng mạc. Vậy, phương pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa võng mạc ở người cao tuổi diễn ra như thế nào?
Mục lục
Mắt – Cơ quan thị giác của con người
Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác.
Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói…
Tròng mắt là một hình cầu, lớp củng mạc phía ngoài, màu trắng đục (tròng trắng), phía trước bọc bởi một lớp trong gọi là kết mạc. Giác mạc nối tiếp củng mạc lồi ra phía trước, trong suốt để lộ phía trong cầu mắt, tạo thành tròng đen.
Mắt – Cơ quan thị giác của con người (Ảnh minh họa)
Bên sau giác mạc theo thứ tự từ ngoài vào trong là khối lỏng thủy dịch, vòng cơ mi (con ngươi), thủy tinh thể nằm trong trung tâm phía sau cơ mi, khối lỏng dịch thủy tinh, và sau cùng, lót phía trong cầu mắt là võng mạc, nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy.
Những dây thần kinh tụ lại tại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác vào não. Vì điểm này của võng mạc không có dầu thần kinh đón nhận ánh sáng nên gọi là điểm mù. Ánh sáng đi qua thủy tinh thể hội tụ rõ nhất tại hoàng điểm (điểm vàng) trên võng mạc.
Tìm hiểu bệnh thoái hóa võng mạc
Bệnh thoái hoá võng mạc (macular degenerescence) điểm vàng (vùng giữa của võng mạc) suy thoái dần làm cho mắt mất dần khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác.
Điểm vàng (macula) của võng mạc thoái hóa vì tuổi già. Những chất lắng cặn màu vàng hay trắng gọi là “drusen” phát triển ở phía dưới điểm vàng của mắt bình thuờng khi mắt bắt đầu già. Các “drusen” này có thể dẫn đến thoái hoá võng mạc.
Bệnh thoái hoá võng mạc còn xẩy ra khi lớp biểu-mô sắc tố (retinal pigment epithelium) tức là lớp cách ly võng mạc với lớp mạch máu ở phía sau võng mạc gọi là choroids không còn hoạt đông hữu hiệu. Điểm vàng cũng có thể bị các mạch máu mọc dưới võng mạc làm tổn thương.
Triệu chứng bệnh thoái hóa võng mạc
+ Thị giác trung ương bị mờ: khó khăn khi đọc và làm những việc cần chi tiết…
+ Thị giác trung ương bị mất: mắt chỉ thấy tối đen hay khoảng trống ở vùng trung ương thị giác.
+ Thị giác trung ương bị méo: mắt nhìn vạch thẳng thành cong…
Bệnh thoái hóa võng mạc (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây thoái hóa võng mạc
+ Do di truyền.
+ Do lão hóa.
+ Do hút thuốc.
+ Do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống.
+ Do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài…
Đối tượng mắc bệnh
+ Nam, nữ.
+ Người cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên).
Người cao tuổi là đối tượng mắc bệnh thoái hóa võng mạc (Ảnh minh họa)
Các loại thoái hóa võng mạc
Thoái hoá võng mạc khô
+ Là loại thoái hóa thông thường (bệnh phát triển chậm, có thể ổn định).
+ Võng mạc có chỗ bị suy thoái có chỗ không (võng mạc không thể mọc lại hay lành lại nên tổn thương sẽ là vĩnh viễn).
Lưu ý: bệnh nhân không bị mù mà chỉ nhìn thấy vùng ngoại vi, hiện không có cách nào phục hồi thị giác đã mất.
Thoái hóa võng mạc ướt
+ Loại thoái hóa này thường ít xẩy ra (bệnh phát triển dần dần).
+ Thoái hóa võng mạc ướt xảy ra khi các mạch máu phát triển phía dưới võng mạc dò rỉ máu và chất lỏng ra phía sau võng mạc.
Lưu ý: chất lỏng, máu và các mạch máu có thể tiêu đi nhưng vùng thị giác trung ương thì bị tổn thương vĩnh viễn và có xẹo.
Các bệnh khác của võng mạc
+ Do di truyền.
+ Do nhiễm khuẩn hoặc viêm xưng gây nên bởi các bệnh: tiểu đường…
Phương pháp điều trị
+ Bổ sung các chất có chứa vitamin lutein và một số nguyên tố vi lượng như zinc và selemium có thể làm chậm sự phát triển của bệnh.
+ Đối với thoái hoá võng mạc ướt nếu được phát hiện sớm thì có thể điều trị bằng phép quang đông laser ( laser photocoagulation) để hàn các mạch máu bị rò rỉ và ngăn chặn các mạch này không tăng trưởng.
+ Trong trường hợp khiếm thị một phần do thoái hóa võng mạc thì sử dụng phương pháp “phục hồi thị giác kém” có thể giúp bệnh nhân thích ứng bằng cách: điều chỉnh ánh sáng trong nhà, dùng thiết bị trợ thị giác, hỗ trợ trong các sinh hoạt hàng ngày…
Phương pháp phòng ngừa
Khám mắt để phát hiện bệnh thoái hóa võng mạc (Ảnh minh họa)
+ Đi kiểm tra mắt đều đặn từ tuổi 45 trở lên.
+ Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc.
+ Tránh tiếp xúc với bức xạ tử ngoại bằng cách đeo kính lọc bức xạ.
+ Ăn uống đẩy đủ chất, vitamin, khoáng chất, rau tươi…giúp tăng cường sức khỏe.
+ Không đọc sách trong bóng tối, xem tivi quá lâu…
+ Tập thể dục thường xuyên để tăng sức bền cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa.
+ Tránh căng thẳng, stress…
Lưu ý: khi thấy mắt tự nhiên nhìn mờ hẳn cần đi khám bác sỹ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lời kết
Tuổi già đến kéo theo sức khỏe sa sút, chân chậm, mắt mờ…đã gây ra không ít khó khăn trong sinh hoạt cho người già. Đặc biệt thị lực giảm sút gây cản trở và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Vì vậy, để nâng cao sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, bảo vệ đôi mắt, chúng ta cần: đi kiểm tra mắt đều đặn từ tuổi 45 trở lên, tránh tiếp xúc với bức xạ tử ngoại bằng cách đeo kính lọc bức xạ, bổ sung chế độ ăn đẩy đủ chất, vitamin, khoáng chất, rau tươi, không đọc sách trong bóng tối, xem tivi quá lâu……để bảo vệ đôi mắt.
Benh.vn