Trong cuộc sống hàng ngày, khi lao động, chơi thể thao, trẻ em đùa nghịch… nếu sơ sẩy, đều có thể dẫn đến trật khớp. Trật khớp không gây ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên, nếu sơ cứu sai, trật khớp dẫn đến nhiều biến chứng…
Mục lục
Vậy, cách sơ cứu khi bị trật khớp? Phương pháp phòng ngừa trật khớp.
Trật khớp là một tổn thương khi đó đầu xương bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường của khớp.
Triệu chứng trật khớp
- Khớp bị biến dạng.
- Sưng tấy.
- Đau khi vận động.
- Đau dữ dội hoặc nhói buốt, tê gần vùng bị tổn thương…
Trật khớp gây sưng, đau dữ dội, đau khi vận động…(Ảnh minh họa)
Những vị trí trật khớp thường gặp
- Khớp xương hàm dưới: biểu hiện xương hàm dưới bị trẹo qua một bên.
- Khớp xương cổ: biểu hiện trẹo chỗ khớp xương trụ cổ và xương đầu.
- Xương sống: biều hiện cụp, trẹo đốt xương sống.
- Xương vai: biểu hiện trật khớp chỗ hai khớp xương đai vai và xương cánh tay.
- Xương cánh tay: biều hiện xương hoằng cốt cánh tay và vai bị trật ra.
- Đốt xương ngón tay: biều hiện trật giữa các đốt xương.
- Xương bàn tọa: biểu hiện trật ở khớp xương đùi và đai hông.
- Đầu gối: biều hiện xương bánh chè đầu gối bị lật lại hay trật ra.
- Mắt cá: biều hiện chỗ khớp xương ống chân và bàn chân trẹo ra ngoài.
Trật khớp dẫn đến biến chứng gì
- Biến dạng khớp.
- Ảnh hưởng đến khả năng vận động.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống…
Phương pháp sơ cứu khi bị trật khớp
Sơ cứu khi trật khớp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy phục hồi của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần phải nắm được các phương pháp sơ cứu và thực hiện càng sớm càng tốt.
Cố định khớp
Mục đích 1: Giúp nâng đỡ cho phần khớp đang bị tổn thương.
Phương pháp:
Dùng vải, chun, nẹp…cố định vùng bị đau.
Chườm lạnh
Mục đích 2: Giảm sưng, phù nề.
Phương pháp:
Dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da vùng khớp đang bị sưng, đau hoặc cho đá vào miếng vải để chườm.
Lưu ý: không chườm nóng, đắp muối, dùng rượu thuốc, mật gấu để xoa bóp .
Cố định khớp, chườm lạnh, hạn chế cử động…khi bị trật khớp (Ảnh minh họa)
Hạn chế di chuyển, cử động
Mục đích 3:
- Tránh lực tác động lên các khớp đang bị sai.
- Tránh gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh, các mạch máu ở chung quanh vùng khớp.
Lưu ý: tuyệt đối không được lắc, xoay khớp, nắn bóp khớp đưa khớp trở lại vị trí ban đầu.
- Đưa bệnh nhân đến bệnh viện
- Kiểm tra và điều trị triệt để.
- Tránh các biến chứng…
Phương pháp phòng ngừa trật khớp
- Chọn lựa các môn thể thao phù hợp với sức khỏe: đi bộ, bơi lội, đánh cầu lông…
- Tránh lao động, chơi thể thao… quá sức.
- Khi chơi các môn thể thao mạnh, đối kháng gây nguy hiểm cho xương khớp cần bảo vệ cho các khớp xương dễ gặp nạn.
- Nhắc nhở trẻ khi chơi đùa, chạy nhảy…
- Khi đã bị trật khớp một lần cần hết sức lưu ý để khớp không bị trật lại…
Chọn môn thể thao phù hợp, tránh lao động quá sức để loại trừ trật khớp (Ảnh minh họa)
Lời kết
Khi lao động nặng, làm việc quá sức, chơi thể thao sai tư thế, trẻ ngã do đùa nghịch… thì khả năng bị trật khớp đều có thể xảy ra.
Vì vậy, khi bị trật khớp, cách sơ cứu kịp thời mà người bệnh cần biết là: chườm lạnh, hạn chế đi lại, cố định khớp bằng chun, nẹp … đặc biệt, không được tự ý giật khớp trở lại vị trí ban đầu mà cần nhờ bạn bè, người thân đưa đến bệnh viện. Qua đó, các bác sỹ sẽ có những giải pháp điều trị thích hợp tùy thuộc vào tình hình thực tế của người bệnh.