Cây Ý dĩ không chỉ là một loại thực phẩm mà còn là một thảo dược với nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về loại cây này và 6 bài thuốc trị bệnh cực hay qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1 Cây Ý dĩ – Loài cây tưởng mọc dại nhưng lại là thảo dược quý
- 2 Công dụng Đông y của cây Ý dĩ
- 3 Công dụng của cây Ý dĩ theo Tây y
- 4 Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Ý dĩ
- 4.1 Bài thuốc 1: Ý dĩ hỗ trợ trong điều trị ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày
- 4.2 Bài thuốc 2: Ý dĩ hỗ trợ điều trị phong thấp
- 4.3 Bài thuốc 3: Ý dĩ giúp giảm ho, tiêu đờm
- 4.4 Bài thuốc 4: Ý dĩ hỗ trợ điều trị tỳ hư, tiêu hóa kém
- 4.5 Bài thuốc 5: Ý dĩ bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng
- 4.6 Bài thuốc 6: Ý dĩ có tác dụng giảm tiểu buốt, tiểu rắt
- 5 Những lưu ý khi sử dụng cây Y dĩ để đạt hiệu quả
Cây Ý dĩ – Loài cây tưởng mọc dại nhưng lại là thảo dược quý
Cây Ý dĩ rất dễ sống, nhiều người tưởng đây chỉ là loài cây thảo dại mà bỏ qua loại thảo dược quý siêu giảu acid amin cực tốt cho sức khoẻ.
Cây Ý dĩ được trồng ở khu vực nào
Cây Y dĩ còn có các tên gọi khác là cây giải lễ, mễ châu, dĩ thực, dĩ mễ, ý châu tử, yế mễ nhân, ngọc mễ, thảo ngư mục, bò lô ốc viêm, khởi mục, ý thử, hữu ốc mai, cảm mễ, tây phiên thuật, hồi hồi mễ, thảo châu chi, cống mễ. Tên khoa học là Coix lachryma jobi L. Thuộc họ Lúa (Poaceae).
Cây Y dĩ là một loại thảo dược có nguồn gốc tại một số nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam cây được trồng ở một số nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên.
Đặc điểm thực vật của cây Ý dĩ
Cây Ý dĩ thích hợp với khí hậu mát mẻ, ưa nước. Đây là một loài cây thân thảo, thân nhẵn bóng có vạch dọc. Thân có phân nhánh, các mấu phía dưới có thể mọc ra rễ phụ, cây mọc thành bụi. Lá hình mác dài 10 – 40cm, rộng 1,5 đến 3 cm gân dọc nổi rõ, gân giữa to. Hoa đơn tính cùng gốc mọc ở kẽ lá thành bông, hoa đực mọc ở kẽ trên, hoa cái mọc ở phía dưới. Hoa đực có 3 nhị. Quả có mày cứng bao bọc.
Hạt cây Ý Dĩ có hình trứng dài 5 – 8mm, đường kính 2 đến 5mm, mặt ngoài có màu trắng đục đôi khi còn sót lại màng vỏ chưa loại hết, mặt trong có rãnh hình máng. Cây được thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10, sau khi cắt về đập lấy ruột quả ( thường được gọi là hạt) đem phơi khô, loại bỏ quả lép rồi xay lấy hạt để sử dụng.
Thành phần hóa học của cây Y dĩ
Bộ phận sử dụng: bộ phận dùng của cây Ý dĩ chủ yếu là hạt và rễ. Thành phần hóa học của Ý dĩ có chứa các hoạt chất: hydratcacbon65%, chất béo 5,4%, protit 13,7% và các axit amin như leuxin, lysine, acginin, tysosin, histidin, protit đặc biệt của ý dĩ là coixenolid và axit glutamic…
Hạt Ý dĩ trước khi sử dụng cần sao vàng hạ thổ để tăng tác dụng trên tạng phủ và giảm các tác dụng phụ.
Hướng dẫn cách sao vàng, hạ thổ cây Ý dĩ
Sao vàng hạ thổ là một trong những phương pháp phổ biến trong sơ chế các dược liệu, Ý dĩ cũng vậy. Mục đích của việc sao vàng hạ thổ đó chính là tuân theo học thuyết ngũ hành. Theo thuyết ngũ hành, vạn vật đều có âm dương, âm dương có cân bằng thì mọi vật mới phát triển. Trong y dược cũng vậy, để thuốc có hiệu quả tốt nhất cần được phải sao vàng hạ thổ.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Rang dược liệu trên chảo, đến khi có mùi thơm đặc trưng của Ý dĩ thì tắt bếp.
Bước 2: Sử dụng miếng vải sạch đặt trên mặt đất. Đổ thành lớp mỏng trải dài và để khoảng 30 – 40 phút đến khi nguội.
Bước 3: Sau khi Ý dĩ đã nguội,cần bảo quản trong túi hoặc hộp khô, sử dụng đến đâu gói ký đến đó, tránh chỗ ẩm ướt.
Công dụng Đông y của cây Ý dĩ
Theo Đông y, hạt Ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn, rễ có vị đắng, ngọt nhẹ, tính hàn, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Hạt ý dĩ có tác dụng:
Hạt ý dĩ Lợi thấp
Sử dụng hạt Ý dĩ sống có tác dụng lợi thủy trừ thấp. Khi kết hợp với mộc qua, ngưu tất, cau,… dùng cho điều trị chân gối sưng đau.
Hạt ý dĩ tác dụng Kiện tỳ
Ý dĩ nhân sao có công dụng kiện tỳ, trừ thấp, thường kết hợp với bạch truật, phục linh, … chữa ỉa chảy. Trong trường hợp người bị tỳ hư, thấp thịnh, thường sử dụng cả hai loại sống và sao Ý dĩ nhân sẽ có tác dụng kiện tỳ, lợi thấp.
Hạt ý dĩ Bài mủ
Ý dĩ nhân có tác dụng bài mủ rất hiệu quả. Nếu muốn chữa phế ung, sử dụng kết hợp với đông qua tử, đào nhân,… Ngoài ra, phối hợp sử dụng với cát cánh, bạch cập, dùng để chữa phế ung, thổ ra nhiều mủ…
Hạt ý dĩ thư cân hoạt lạc
Hạt Ý dĩ có tác dụng sinh thư cân gân, lợi khớp, giảm đau tê.
Ngoài ra, hạt ý dĩ còn có tác dụng chữa một số bệnh như tả lỵ, sỏi thận, chưa lao lực hoặc nôn ra máu, chữa tê thấp,…
Công dụng của cây Ý dĩ theo Tây y
Theo kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm lâm sàng, cây Y dĩ có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: điều trị rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ, viêm khớp, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ung thư.
Cây Y dĩ có tác dụng điều trị rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ
Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc sử dụng hạt Ý dĩ có tác dụng giảm kích thích tố progesterone và testosterone, giảm các triệu chứng đau đớn trong kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng liên quan do rối loạn nội tiết tố.
Rối loạn nội tiết tố là hiện tượng sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hormone gây nên trạng thái mất cân bằng. Rối loạn nội tiết tố thường gặp hơn ở nữ giới. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, rối loạn nội tiết tố nữ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự hoạt động của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung…Sử dụng Hạt Ý dĩ giúp điều hoà hormon tự nhiên, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan do rối loạn nội tiết tố gây nên.
Cây Ý dĩ có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư
Hạt Ý dĩ có chứa hoạt chất coixenolid có tác dụng hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u bướu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự xâm nhập các vi khuẩn, virus, giảm được tình trạng mệt mỏi, chán ăn, điều hòa đường huyết, mỡ máu, huyết áp, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư đến các cơ quan trong cơ thể, kéo dài thời gian sống cho người bệnh điển hình với các loại ung thư như: ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày…
Cây Y dĩ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương
Loãng xương (osteoporosis), là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, dẫn đến suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn với các khung này. Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh loãng xương bao gồm lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới. Bên cạnh các phương pháp điều trị, các hoạt chất trong hạt Ý dĩ có tác dụng giảm tình trạng loãng xương, giúp xương chắc khỏe, giảm các biến chứng của bệnh gây ra.
Ngoài ra, Cây Ý dĩ còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: làm đẹp da, giảm cân, chữa bệnh sỏi thận, điều trị sốt cao, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, chữa tiểu đường, đái ra máu, ăn uống kém, phù nề, phong thấp tê đau. Chữa da mọc mụn hạt cơm, tàn hương, trứng cá, phát ban, chữa sâu răng. Trị rôm sảy, bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiểu sẻn, nước tiểu vàng, bụng trướng nước, đái tháo đường.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Ý dĩ
Cây Y dĩ có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh được nhiều thầy thuốc, lương y tin dùng… Dưới đây là một số bài thuốc từ cây Ý dĩ phổ biến trong dân gian.
Bài thuốc 1: Ý dĩ hỗ trợ trong điều trị ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày
Nguyên liệu: 150g hạt ý dĩ đã được sao vàng .
Cách thực hiện: Cho hạt ý dĩ vào trong ấm hoặc chuyên nhỏ, sắc lên uống thay cho nước lọc hàng ngày.
Tác dụng: Những thành phần hóa học có trong ý dĩ sẽ tác động lên tế bào ung thư, ức chế tế bào ung thư phát triển, hạn chế khả năng di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Bài thuốc 2: Ý dĩ hỗ trợ điều trị phong thấp
Nguyên liệu: 40g ý dĩ, 30 hạt hạnh nhân, 120g ma hoàng, 40g cam thảo
Cách thực hiện: Trộn hỗn hợp nguyên liệu trên cho vào sắc với 1 lít nước. Chú ý đun đều lửa, nếu đun lửa to sẽ làm biến chất của thuốc. Quá trình sắc thuốc chia làm 3 lần.
Lần 1: Đổ 4 chén nước nước lọc vào đun cho đến khi còn 1 bát chắt ra để riêng.
Lần 2: Đổ thêm 3 chén nước lọc như lần 1, đun cho đến khi còn 1 bát.
Lần 3: Sử dụng 2 chén nước vừa chắt ở lần 1 và lần 2, tiếp tục đun cho đến khi còn 1 bát.
Chú ý: để dễ uống, bạn nên chia chén thuốc này làm 3, uống 3 lần/ngày.
Tác dụng: Phong thấp là bệnh hay gặp đối với người cao tuổi khi thay đổi thời tiết. Ngày nay nhiều người trẻ hay gặp những bệnh về phong thấp do ít vận động vì làm việc hầu hết tại văn phòng. Bài thuốc có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa đau nhức và giảm thiểu những tác động xấu khi phong thấp kéo dài.
Bài thuốc 3: Ý dĩ giúp giảm ho, tiêu đờm
Nguyên liệu: 120g ý dĩ, 80g cam thảo, 40g cát cánh
Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên tán thành bột. Mỗi lần sử dụng 20g sau bữa ăn. Hoặc nấu hỗn hợp trong nước, nên sử dụng lỏng để dễ uống, uống 2 lần/ ngày.
Tác dụng: Bài thuốc khá hiệu quả và lành tính đối với mọi lứa tuổi. Ho đờm nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến phổi và phế quản. Vì vậy bài thuốc sẽ giúp chữa ho tiêu đờm, hạn chế việc điều trị bằng thuốc Tây.
Bài thuốc 4: Ý dĩ hỗ trợ điều trị tỳ hư, tiêu hóa kém
Nguyên liệu: 40g ý dĩ, 30g sơn tra, 40g hoài sơn, 30g sử quân tử, 40g bạch biển đậu, 16g thần khúc, 30g liên nhục, 200g đương quy, 100g gạo nếp.
Cách thực hiện: Các nguyên liệu sao vàng, sau đó tán thành bột trộn lẫn cùng với nhau. Mỗi lần sử dụng 15g bột của hỗn hợp trên sắc nước. Chú ý uống nóng để dạ dày dễ hấp thụ và hiệu quả tốt hơn.
Tác dụng: Tỳ là cơ quan hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tỳ hư là biểu hiện của những vấn đề căng thẳng trong suy nghĩ, ăn uống quá nhiều những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tỳ hư, tiêu hóa kém sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ. Việc quan tâm đến tỳ là vô cùng cần thiết. Việc sử dụng bài thuốc giúp ăn uống, tiêu hóa tốt.
Bài thuốc 5: Ý dĩ bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng
Nguyên liệu: 10g ý dĩ, 4g mạch môn, 4g thiên môn, 5g tang bạch bì, 4g bách bộ
Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên sắc với 1 lít nước, đun đến còn 500ml tắt bếp, ngày uống 3 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn 20 phút.
Tác dụng: Bài thuốc có tác dụng tăng sức đề kháng trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tối đa. Điều này có lợi với những ai có thể trạng yếu, sụt cân, kích thích vị giác ăn uống.
Bài thuốc 6: Ý dĩ có tác dụng giảm tiểu buốt, tiểu rắt
Nguyên liệu: 20g ý dĩ, 16g cam thảo
Cách thực hiện: Sắc hỗn hợp trên với 1 lít nước, sắc đến khi còn 500ml tắt bếp, uống 3 lần/ngày.
Tác dụng: Tiểu buốt, tiểu rắt có nhiều nguyên nhân, có thể do viêm đường tiết niệu, bệnh phụ khoa… Nhưng phần lớn tiểu buốt, tiểu rắt là viêm đường tiết niệu do sỏi gây ra. Các dấu hiệu nhận biết sỏi thận gây viêm, nhiễm đường tiết niệu bao gồm: tiểu buốt, tiểu rắt, đau lưng, tiểu ra máu, sốt, ớn lạnh. Trường hợp nghiêm trọng gây viêm thận, thận ứ mủ…Bài thuốc trên giúp cải thiện đáng kể tình trạng trên. Chú ý, bài thuốc chỉ có tác dụng khi sử dụng đều đặn và kiên trì khi sử dụng.
Những lưu ý khi sử dụng cây Y dĩ để đạt hiệu quả
Ý dĩ là cây thuốc nam được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên đây không phải là loại cây lành tính khi sử dụng với liều lượng cao.Để đạt hiệu quả một cách tốt nhất trong quá trình sử dụng, hãy lưu ý những điều sau đây:
Cây Y dĩ dùng dạng nào là tốt nhất?
Việc sử dụng cây Ý dĩ ở dạng nào tốt nhất là điều quan tâm của rất nhiều người khi tìm hiểu về loại cây này. Theo các chuyên gia y tế cho biết, nên sử dụng hạt Ý dĩ ở dạng bột bằng cách sắc uống, bởi việc sử dụng hạt Ý dĩ ở dạng bột sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ tinh dầu trong nhân hạt Ý dĩ. Tinh dầu đem lại hiệu quả nhanh chóng sau thời gian ngắn sử dụng. Ngoài ra, có thể sử dụng hạt ý dĩ kết hợp chế biến thành các món ăn như: cháo ý dĩ, nấu chè…
Sử dụng cây Y dĩ gây tác dụng phụ như thế nào?
Mặc dù Ý dĩ có tác dụng trong việc kích thích hệ hô hấp, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và chữa viêm khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: ức chế quá trình hô hấp, gây khó thở. Ngưng co bóp cơ làm hoạt động cơ gặp khó khăn, làm giảm lượng đường trong máu. Để đạt hiệu quả tốt nhất, trong quá trình sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại hạt này, khi có những bất kỳ dấu hiệu bất thường cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ. Việc sử dụng cần đúng liều lượng, các bác sĩ khuyên rằng mỗi người chỉ được sử dụng không quá 80g ý dĩ /1 ngày.
Những đối tượng nào cần lưu ý khi sử dụng cây Ý dĩ?
Phụ nữ đang mang thai
Ý dĩ chỉ có tác dụng đối với phụ nữ sau sinh giúp tăng tiết sữa. Đối với phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng Ý dĩ vì sẽ làm sẩy thai. Các bà mẹ đang mang thai nên chú ý điều này.
Những ai dị ứng với những thành phần của Ý dĩ
Nên dùng thử một lượng nhỏ Ý dĩ trước khi có ý định sử dụng lâu dài để kiểm tra cơ thể có bị dị ứng không. Dấu hiệu dị ứng có thể nổi mẩn đỏ hoặc ngứa. Vì trong thành phần Ý dĩ có khá nhiều thành phần hóa học. Nhiều cơ thể có phản ứng dị ứng với một số thành phần trong Ý dĩ nên bạn hãy thận trọng khi sử dụng.
Không sử dụng chung Ý dĩ với các thuốc chữa bệnh tiểu đường
Những loại thuốc chữa bệnh tiểu đường như: glyburide, glimepride, glipizide,… khi kết hợp với Ý dĩ làm giảm lượng đường trong máu nhanh hơn làm cơ thể có phản ứng sốc khi thay đổi cơ thể nhanh chóng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Y dĩ, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nắm được những thông tin cần thiết về thảo dược thân thuộc này trong quá trình sử dụng cũng như biết cách sử dụng để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.