Một số phụ nữ, do không có khả năng mang thai một cách bình thường nên phải nhờ vào phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, do yếu tố tâm lý, sự khó khăn khi mang thai… nên sau khi đậu thai, gia đình và các sản phụ thường băn khoăn về việc chăm sóc, dưỡng thai như thế nào đối với các trường hợp thụ tinh ống nghiệm? Chế độ chăm sóc thai phụ có gì khác biệt so với phương pháp tự nhiên khác?
Mục lục
Vậy, chăm sóc thai phụ thụ tinh ống nghiệm có gì khác biệt không?
Thụ tinh ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là thủ thuật dành cho những phụ nữ không thể sinh con một cách tự nhiên, không thể có con với chồng, muốn có con mà không phải quan hệ tình dục…
Mặc dù nhiều người thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và có con, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện thủ thuật này và cũng không chắc chắn rằng tất cả đều mang thai và sinh con.
Thụ tinh bằng ống nghiệm (ảnh minh họa)
Chăm sóc thai phụ sau khi thụ tinh ống nghiệm
Các bác sỹ sản khoa cho biết, việc dưỡng thai, chăm sóc người mẹ có thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm không có gì quá đặc biệt so với các trường hợp có thai bình thường khác. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt việc tái khám cũng như các chỉ định bác sĩ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Bên cạnh đó cần có một chế độ dinh dưỡng, ăn, ngủ, nghỉ khoa học trong suốt quá trình mang thai.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
- Thai phụ cần ăn đủ chất, đa dạng, đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết như protein, các loại vitamin, chất khoáng, canxi, sắt…. đảm bảo khoảng 300 kcal/ngày.
- Ăn đủ các loại rau, củ, quả như: cải xanh, rau ngót, xúp lơ, bưởi, cam, táo…để đảm bảo đủ chất xơ, phòng ngừa táo bón.
- Bổ sung lượng axit folic từ các thực phẩm như: gan gà, gan lợn, gan bò, rau chân vịt, cây măng tây xanh (asupara), cam, chuối, khoai tây, khoai lang, đỗ tương, bắp cải, súp lơ xanh….
- Thai phụ cần tăng trung bình từ 9 -12kg trong suốt quá trình mang thai.
Thai phụ cần ăn đủ chất, đa dạng, đủ 4 nhóm dinh dưỡng..
Bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sỹ
– Các vitamin cần bổ sung trong thai kỳ gồm: sắt, canxi và các vi chất quan trọng khác.
- Sắt: 30-60mg/ ngày uống lúc đói.
- Acid folic: 400mcg-1000mcg/ngày.
- Canxi: 1000mg-1500mg/ ngày.
Tuân thủ lịch khám thai
3 tháng đầu thai kỳ (nghe tim thai, đo độ mờ da gáy, xác định tuổi thai…)
- Khám sau trễ kinh 2 hoặc 3 tuần.
- Khám tuần thứ 6 hoặc 7 để nghe tim thai.
- Khám, siêu âm khi thai được 11 – 13 tuần để đo độ mờ da gáy.
- Khám phụ khoa ít nhất 1 lần.
3 tháng giữa thai kỳ (tầm soát đái tháo đường, thai dị tật, tiêm phòng uốn ván…)
- Tối thiểu mỗi tháng khám một lần để theo dõi sự phát triền của thai nhi: cân nặng, chiều dài, túi ối…
- Xét nghiệm đường huyết ở tuổi thai tuần 24 đến 28 để tầm soát đái tháo đường thai kì.
- Xét nghiệm Triple test, tổng phân tích nước tiểu, tiêm phòng uốn ván tuần thứ 26 mũi 1, tuần 30 mũi 2.
Tuân thủ lịch khám thai theo tuần, tháng, quý…
3 tháng cuối thai kỳ (làm tổng phân tích nước tiểu, siêu âm đầy đủ).
- Tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
- Tuần 29 – 32: khám 1 lần theo dõi chiều dài, cân nặng sự phát triển của thai.
- Tuần 33 – 35: 2 tuần khám 1 lần: theo dõi sự phát triển của thai.
- Tuần 36 -40: 1 tuần khám 1 lần: theo dõi sự phát triển của thai, nước ối, nhau thai và dự sinh.
Lưu ý: ngoài lịch khám trên, khi có các biểu hiện bất thường như: đau bụng, ra huyết… thai phụ cần đi khám ngay.
Lời kết
Mang thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm giúp những người không có khả năng mang thai, không thể có con với chồng…được làm mẹ. Bên cạnh đó, việc dưỡng thai, chăm sóc thai nhi (bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo) trong suốt thai kỳ không có gì khác biệt so với các trường hợp thụ thai thông thường khác.
Tuy nhiên, do việc đậu thai rất khó khăn nên thai phụ cần tuân thủ lịch khám thai đều đặn: hàng tuần, tháng, quý… để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thưởng ở thai nhi. Bên cạnh đó, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, các loại vitamin cần thiết trong thai kỳ, lịch tiêm chủng uốn ván…để đảm bảo thai nhi ra đời được khỏe mạnh.
Benh.vn