Trả lời câu hỏi của bạn đọc “Có nên lấy ráy tai thường xuyên không? “
Trả lời:
Tác dụng của ráy tai
Bản chất của ráy tai là chất nhầy bảo vệ tai. Ráy tai có thể khô hay ướt, ráy tai có thành phần kháng vi khuẩn và có các chất dính để tránh các vi khuẩn xâm nhập. Trong ống tai còn có hệ thống lông tơ góp phần ngăn cản bụi, nước và các côn trùng như kiến, muỗi. Ráy tai có vai trò quan trong, nó như một “vệ sĩ” để bảo vệ tai.
Ráy tai dưới tác động của lớp nhung mao (lông tơ) của ống tai, ráy tai sẽ di chuyển từ trong ra ngoài, tự khô và tự bong ra ngoài. Cấu trúc của tai khác đặc biệt là lớp tế bào tuyến phủ lên xương ống tai mà không có tổ chức đệm như các tổ chức khác của cơ thể nên rất dễ bị tổn thương như khi ngoáy tai hoặc dùng móng tay gảy khi ngứa tai, ngoáy tai còn là một kích thích làm tăng chất nhầy và làm tổn thương niêm mạc ống tai gây nhiễm trùng.
Ngoái tai có hại không
Ngoáy tai nhiều làm ống tai mất lớp tế bào nhung mao có chức năng giữ ống tai nên dễ gây nước, bụi nấm …. vào tai càng gây khó chịu.
Do vậy việc lấy ráy tai thường xuyên là không nên vì nó có thể dẫn đến các nguy cơ như: Viêm ống tai, nấm trong tai, tăng tiết gây ù tai.
Nên làm gì khi ngứa tai
Khi ngứa tai chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, dùng tay, nếu ngứa không giảm dùng tăm bông có thấm nước sát trùng lau nhẹ hoặc nhỏ nước thuốc nhỏ tai sau 5-10 phút thì nghiêng tai cho nước chảy ra dùng tăm bông khô lau nhẹ, thấm hết nước thuốc. Nếu vẫn không hết ngứa phải đến bác sĩ chuyên khoa để khám và được điều trị. Lưu ý là để tránh bị ngứa tai là không được ngoáy tai nhiều, mà thỉnh thoảng hoặc khi tắm gội có thể dùng tăm bông lau thấm nhẹ ống tai.
Benh.vn