Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Bệnh » Hô hấp - Phổi » Triệu chứng bệnh lao phổi – những dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng

Triệu chứng bệnh lao phổi – những dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng

Tham vấn y khoa: Bs. Nguyễn Văn Tiến

Theo dõi Benh.vn trên
trieu_chung_lao_phoi

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Lao Phổi

  • Review chi tiết về xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray
  • Hiệu quả của nano bạc và chlorhexidine trong điều trị viêm nướu do mảng bám răng: nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên
  • Triệu chứng Ho và nguyên nhân gây ra ho

Cập nhật: 13/06/2018 lúc 11:13 sáng

Mục lục

  • 1 Phân loại lao phổi
    • 1.1 Phân loại Lopo de carvalho Có 4 thể xếp theo số
    • 1.2 Phân loại của hội lồng ngực Mỹ
    • 1.3 Phân loại của Tổ chức y tế thế giới 1998 
    • 1.4 Phân loại bệnh lao phổi lâm sàng của Liên xô cũ .
  • 2 Lao tiên phát ở phổi (lao sơ nhiễm)
    • 2.1 Triệu chứng lâm sàng lao phổi tiên phát
    • 2.2 Triệu chứng cận lâm sàng của lao phổi tiên phát
    • 2.3 Chẩn đoán lao phổi tiên phát
    • 2.4 Tiến triển, biến chứng lao phổi tiên phát
  • 3 Lao phổi hậu tiên phát
    • 3.1 Một số thể lao phổi hậu tiên phát
    • 3.2 Lao tản mạn
    • 3.3 Lao phổi ở người nhiễm HIV/AIDS
  • 4 Đặc điểm tổn thương của lao phổi
    • 4.1 I. Đặc điểm Xquang theo giai đoạn lao phổi.
    • 4.2 Các tổn thương cơ bản của lao phổi.
    • 4.3 Hình ảnh tổn thương lao phổi:

Triệu chứng của bệnh lao phổi có thể dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý hô hấp thông thường khác như ho, sốt, đau rát họng, khó thở… Do đó, cần nắm được các triệu chứng cơ bản của bệnh về mặt lâm sàng cũng như cận lâm sàng.

Phân loại lao phổi

Bệnh lao phổi được phân loại theo nhiều cách khác nhau, dựa theo từng khu vực, từng thể bệnh, triệu chứng lao phổi hoặc tình hình phát bệnh, trong đó có các phương pháp phân loại bệnh lao phổi chính như sau.

Phân loại Lopo de carvalho Có 4 thể xếp theo số

Đây là phương pháp phân loại để theo dõi và ghi chú thuận tiện tình trạng lao phổi.

1: là lao thâm nhiễm:                                             a = là không có hang 

2: là lao nốt                                                            b = là có hang

3: là lao kê.

4: là lao xơ

Ví dụ: 1a = lao thâm nhiễm; 1b = lao thâm nhiễm có hang.

Phân loại của hội lồng ngực Mỹ

Dựa vào tổng diện tích tổn thương lao của 2 phổi và tổng đường kính của các hang lao. Chia ra:

  • Lao nhẹ: không có hang. Diện tích tổn thương < 1 phân thùy phổi.
  • Lao vừa: các hang < 4 cm, < 1 thùy phổi
  • Lao nặng: các hang hoặc 1 hang > 4 cm, > 1 phân thùy.

Phân loại của Tổ chức y tế thế giới 1998 

Tổ chức Y tế thế giới năm 1998 Phân loại bệnh lao theo điều trị.

Ghi chú:

*DOT=  irectly observe  treatment = Điều trị  ưới sự giám sát trực tiếp (của nhân viên y tế).

 ** Lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi cũng có thể là lao thất bại điều trị, lao mạn tính, nhưng hiếm gặp hơn và phải có bằng chứng mô bệnh hoặc vi khuẩn học.

Phân loại bệnh lao phổi lâm sàng của Liên xô cũ .

Lao cơ quan hô hấp thuộc nhóm II, gồm 12 thể:

1. Phức hệ nguyên thuỷ.

2. Lao hạch bạch huyết trong lồng ngực.

3. Lao phổi tản mạn.

4. Lao phổi thể huỵêt.

5. Lao phổi thâm nhiễm.

6. U lao.

7. Lao hang.

8. Lao xơ hang.

9. Lao xơ phổi.

10. Lao màng phổi.

11. Lao đường hô hấp trên, khí quản, phế quản.

12. Lao cơ quan hô hấp phối hợp bệnh bụi phổi nghề nghiệp.

Lao tiên phát ở phổi (lao sơ nhiễm)

Lao tiên phát là nhiễm trùng lao xuất hiện sau khi BK xâm nhập cơ thể lần đầu tiên.

Triệu chứng lâm sàng lao phổi tiên phát

– Lao tiên phát chủ yếu gặp ở trẻ  ưới 16 tuổi, thường ở trẻ  ưới 6 tuổi, chưa chủng BCG. Bệnh tiến triển lặng lẽ, ít khi có triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường khởi phát từ từ: sốt nhẹ và vừa (37,5 – 38,5oC) kéo dài, sốt về chiều và đêm, sốt nóng. Trẻ biếng ăn, quấy khóc, ra mồ hôi đêm, sút cân, chậm lớn. Ho kéo dài, có khi ho thành cơn. Trẻ nhỏ nuốt đờm, trẻ lớn khạc đờm đục. Rất ít gặp khởi phát cấp tính sốt cao liên tục, nhiệt độ 39 – 40oC.

Triệu chứng thực thể:

  • Da xanh, mạch nhanh.
  • Ban đỏ nút: ít gặp, thường ở mặt trong cẳng chân hoặc đùi, ấn đau, đường kính 5 – 20mm, bờ rõ,  màu đỏ sau đó sẫm dần và chuyển sang màu nâu. Tồn tại từ 1 – 2 tuần.
  • Mắt: có thể thấy viêm kết mạc bọng nước nằm ở vùng rìa giác mạc, thường ở một bên mắt, đường kính 1- 3mm, có thể có nhiều nốt phỏng, màu vàng nhạt hoặc xám.
  • Khám phổi: gõ đục vùng gian sống bả do hạch rốn phổi, trung thất to; ran nổ ở thùy dưới, vị trí thường gặp của xăng sơ nhiễm.  Đôi khi có tiếng rít cục bộ do hạch to chèn ép vào phế quản; xẹp phổi; tràn dịch màng phổi; hội chứng trung thất (chèn  p tĩnh mạch chủ trên, chèn ép thần kinh hoành…).
  • Có thể gặp lao ngoài phổi: lao hạch ngoại vi, lao màng não (hội chứng màng não…), lao xương khớp, lao màng bụng (cổ trướng, gõ đục do hạch mạc treo to).

Triệu chứng cận lâm sàng của lao phổi tiên phát

– Xquang phổi điển hình gồm: (1) một đám mờ thuần nhất, đường kính khoảng 1 – 7cm, ở người lớn thường có vị trí ở thuz  ưới, ở trẻ em hay gặp ở thuz trên, rất hiếm khi có hang; (2) hạch rốn phổi hoặc trung thất cùng bên to; (3) các đường mờ nối liền giữa hai tổn thương nói trên (viêm mạch bạch huyết).

Ba tổn thương này tạo nên hình ảnh “quả tạ”. Hình ảnh xăng và hạch rốn phổi vôi hoá được gọi phức hợp tiên phát Ranke .

Tổn thương có thể chỉ ở nhu mô phổi hoặc chỉ ở hạch rốn phổi, hạch khí phế quản. Hình ảnh khác: viêm rãnh liên thùy, thường là rãnh liên thùy nhỏ bên phải; tràn dịch màng phổi; xẹp phổi thùy do hạch chèn ép, thường xẹp thùy giữa phải.

– Phản ứng Tuberculin trong da với 5 đơn vị Tuberculin PPD đọc sau 72 giờ (phản ứng Mantoux): có giá trị chẩn đoán khi chuyển từ âm tính sang  ương tính hoặc  ương tính ở trẻ chưa tiêm chủng BCG. Mantoux  ương tính khi đường kính cục sẩn  khi vượt quá 20%.

Chẩn đoán lao phổi tiên phát

  • Dựa vào tiền sử tiếp xúc bệnh nhân lao phổi AFB(+), sốt kéo dài, ho kéo dài, trẻ biếng ăn, sút cân, suy dinh dưỡng…
  • Phản ứng Mantoux  ương tính..
  • Tìm thấy vi trùng lao trong đờm, dịch dạ dày…
  • Tổn thương xquang gợi ý.
  • Mô bệnh, tế bào  ương tính (hình ảnh nang lao).
  • Các xét nghiệm khác  ương tính (PCR, ELISA…).

Tiến triển, biến chứng lao phổi tiên phát

  • 90% lao tiên phát tự khỏi không cần điều trị, phản ứng tuberculin  ương tính (tình trạng nhiễm lao).
  • Một số có phản ứng quá mẫn như ban đỏ nút, viêm kết mạc bọng nước…
  • Một số chuyển sang lao hậu tiên phát, trong đó có những thể nặng như lao tản mạn, lao màng não, lao màng ngoài tim.

Lao phổi hậu tiên phát

Lao hậu tiên phát là bệnh lao xuất hiện ở cơ thể đã có đáp ứng miễn dịch dị ứng với lao, tức là đã mắc lao tiên phát. Lao phổi chiếm tỷ lệ 80% các thể lao hậu tiên phát, là nguồn lây chủ yếu.

Một số thể lao phổi hậu tiên phát

Lao thâm nhiễm:

  • Là thể lao hay gặp nhất ở người lớn với tỷ lệ 60 – 80%. Thường có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc rõ. Khám phổi có thể thấy hội chứng đông đặc, hội chứng hang. Hình ảnh thâm nhiễm trên phim là đám mờ có kích thước lớn từ 1 cm trở lên. Thâm nhiễm lao thường ở phân thùy 1,2 thùy trên hoặc phân thùy 6 thùy dưới, đậm độ nhạt, bờ không rõ, hay có phá huỷ, tỷ lệ có hang trên 50%. Có thể gặp ở hai phổi.

Hay có các huyệt lao lan tràn theo đường phế quản sang vùng phổi lành. Có thể gặp tổn thương xơ gây co kéo cơ quan lân cận.

  • Dựa vào Xquang phân chia một số thể lao thâm nhiễm như sau:

Thâm nhiễm tròn Assman.

Thâm nhiễm khu trú.

Thâm nhiễm mây mù.

Thùy viêm lao.

Phế quản phế viêm lao.

Viêm phổi bã đậu.

Lao xơ hang

  • Là thể lao cuối cùng của các thể lao phổi có hang, tiến triển mạn tính, nhiều biến chứng. Thể lao này thường gặp ở những bệnh nhân không được điều trị hoặc điều trị không đúng hoặc bỏ trị, bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Lao xơ hang có những đặc điểm:
  • Bệnh sử lâu ngày thường từ một năm trở lên, có các đợt tiến triển xen kẽ với những đợt ổn định.

Bệnh nhân suy kiệt, có khi suy kiệt nặng “da bọc xương”; hay gặp biến chứng tràn khí màng phổi, ho máu… Ho máu “sét đánh” , lao phế quản, tâm phế mạn, khí phế thũng.

  • Xquang phổi: có nhiều tổn thương xơ gây co k o mạnh các cơ quan lân cận và có các hang xơ (hang có bờ rõ, méo mó). Đồng thời thấy tổn thương mới ở vùng phổi lân cận (thâm nhiễm, hang, các nốt), lan tràn lao theo đường phế quản. Thường có dầy dính màng phổi.
  • Tỷ lệ soi, nuôi cấy đờm  ương tính cao, tỷ lệ kháng thuốc nhiều.

Lao tản mạn

Định nghĩa:

Lao tản mạn là một thể lao hậu tiên phát với sự lan tràn vi trùng lao theo đường máu hoặc đường bạch huyết từ một tổn thương lao có trước. Lan tràn theo đường máu tạo nên tổn thương ở nhiều cơ quan (phổi, màng não, màng phổi, màng bụng, hạch, gan, lách, tuỷ xương…).

Lâm sàng:

– Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc thường rõ rệt trong lao tản mạn. 

Triệu chứng hô hấp: Khó thở là biểu hiện thường gặp, có thể khó thở nhẹ xuất hiện khi gắng sức hoặc khó thở nặng tím tái. Ít gặp ho máu.

– Triệu chứng thực thể nghèo nàn, nghe phổi bình thường hoặc rì rào phế nang thô ráp. Có thể nghe được ran nổ đối xứng hai bên phổi vùng đỉnh hoặc gian sống bả, hội chứng tràn dịch màng phổi. Trong lao kê cấp tính, gõ vang  do biến chứng khí thũng phổi.

– Triệu chứng ở những cơ quan khác: gan, lách to, tổn thương ở họng, thanh quản, màng não và thần kinh trung ương, màng bụng, phần phụ. Soi đáy mắt có thể thấy củ hắc mạc.

Cận lâm sàng

– Xét nghiệm máu: Có thể gặp phản ứng tăng bạch cầu ( số lượng bạch cầu có thể tăng tới 40.000, 60.000/mm3), có bạch cầu non trong máu ngoại vi, nhưng có thể bạch cầu giảm (2000 – 4000/mm3 ).

Bạch cầu Lympho và Mono tăng. Tốc độ máu lắng tăng cao, Hematocrite giảm, Kali máu giảm, Phôtphataza kiềm tăng nhẹ.

– Xquang phổi: trong lao tản mạn cấp tính (lao kê), hai phổi có nhiều nốt mờ đường kính < 2mm, đối xứng hai bên. Có thể thấy hạch sơ nhiễm vôi hoá ở rốn phổi.

– Trong lao tản mạn đường máu bán cấp hoặc mạn tính, các nốt mờ kích thước không đều, đường kính 3 – 6mm, đối xứng hai bên, mật độ cao hơn ở nửa trên của phổi, có thể phá huỷ tạo nên hang riềm mỏng ở ngoại vi phổi (hình ảnh “đóng  ấu”). Tổn thương xoá hết sau 3 – 4 tháng điều trị lao ở phần lớn các trường hợp.

– Phản ứng Mantoux lao tản mạn cấp tính ( lao kê ) thường phản ứng Mantuox ( – ) tính.  ương tính ở khoảng 50% trường hợp. Lao tản mạn bán cấp và mạn tính phản ứng Mantuox ( + ) tính mạnh.

– Nuôi cấy đờm, dịch rửa dạ dày: tỷ lệ  ương tính khoảng 30%.

– Xét nghiệm khác: PCR hoặc ELISA  ương tính.

Chẩn đoán

Lao tản mạn cấp tính khi bệnh cảnh lâm sàng và xquang gợi ý, đồng thời có bằng chứng vi trùng hoặc mô bệnh học lao ở ít nhất hai cơ quan trở lên, ví dụ: soi, cấy đờm dương tính và sinh thiết màng bụng dương tính.

Đối với lao tản mạn bán cấp, mạn tính: căn cứ vào đặc điểm gợi ý của lâm sàng, xquang phổi; kết quả xét nghiệm vi trùng, mô bệnh dương tính.

PCR, ELISA  ương tính là những bằng chứng rất có giá trị chẩn đoán để chẩn đoán lao tản mạn.

Lao phổi ở người nhiễm HIV/AIDS

Khoảng 50% người nhiễm HIV/AIDS tử vong vì bệnh lao. Nhiễm HIV làm cho lao nhiễm dễ chuyển thành lao bệnh, tăng tỷ lệ lao tái phát và khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với nguồn lây. Ngược lại bệnh lao làm cho nhiễm HIV/AIDS tiến triển nặng hơn và nhanh hơn. Đặc điểm lâm sàng của lao trên người nhiễm HIV/AIDS như sau:

– Khi tỷ lệ Lympho T CD 4 (+) > 200/mm3 thì lao phổi gặp nhiều hơn lao phổi, đồng thời đặc điểm lâm sàng, xquang cũng tương tự như lao phổi ở người không nhiễm HIV.

– Khi Lympho T CD 4 (+) < 200/mm3 thì lao ngoài phổi gặp nhiều hơn lao phổi, đặc điểm của lao phổi có nhiều điểm khác so với bệnh lao ở người không nhiễm HIV: hay gặp các thể lao nặng (lao tản mạn), tổn thương lao thường có vị trí ở vùng thấp, tổn thương rộng thay đổi nhanh, ít có phá huỷ nhưng hay có hạch rốn phổi trung thất, tỷ lệ soi đờm  ương tính thấp, Mantoux thường âm tính (đường kính cục sẩn từ 5mm trở lên là  ương tính). Mô bệnh thấy ít hoại tử bã đậu, ít tế bào khổng lồ.

Đặc điểm tổn thương của lao phổi

Lao phổi bị tổn thương tại phổi có những hình ảnh đặc trưng có thể quan sát thấy trên phim chụp X Quang.

I. Đặc điểm Xquang theo giai đoạn lao phổi.

1. Lao tiên phát.

–  Sưng hạch rốn phổi và trung thất

–  Nốt sơ nhiễm ở phân thùy trước và 2/3 dưới phổi

– ít có hang, hay có xẹp thùy giữa

–  Lan tràn đường máu và bạch huyết

–  Khi ổn định để lại nốt vôi (huyệt simon, Gohn)

+ Những trường hợp đặc biệt:

–  Có thể khu trú ở thùy trên (50%), hoặc bất kỳ thùy nào, 5% lao tiên phát là thâm nhiễm thùy, phân thùy phối hợp sưng hạch rốn phổi.

–  67% có lao hạch tiên phát ở rốn phổi (có thể dò PQ-thực quản)

–  Có thể gặp lao tiên phát lan tràn đường máu, với hình ảnh hạt kê hoặc nốt 1-6mm, hoặc sưng hạch rốn phổi hoặc TDMP, xẹp phổi.

2. Lao hậu tiên phát.

–  Thường có hang (65%-80%)

–  Thường lan tràn từ đỉnh xuống đáy

–  Khu trú thường ở đỉnh phổi

–  Dạng tổn thương: nốt mới, nốt xơ, thâm nhiễm đám, TDMP. Có khoảng 5% xơ và vôi hoá lại là lao hậu tiên phát hoạt động

–  Hiện nay Xquang lao hậu tiên phát không điển hình, đang gia tăng: TN thùy dưới, sưng hạch rốn phổi HIV, hình giả u.

–  Đánh giá tổn thương lao ổn định là trong 6 tháng BK (-) tính và các phim chụp chuỗi 3-6 tháng đều ổn định

–  HRCT phát hiện tổn thương lao hoạt động khi thấy các nốt nhỏ ở trung tâm tiểu thùy phổi giống hình nụ cành cây. Hoặc tổn thương chưa ổn định cũng như tái hoạt động là: hang và nốt…

Các tổn thương cơ bản của lao phổi.

–  Nốt: Hạt kê : d=1-3mm, nốt vừa:3-6mm, nốt lớn: 7<10mm.

–  Thâm nhiễm : đám mờ 10mm

–  Đường mờ, rải mờ: Giải nhỏ toả ra từ cực trên rốn phổi về phía tổn thương.

–  Hang: nhỏ < 2cm, vừa: 2-4cm, lớn ³4cm, hang khổng lồ 6cm. Có thể có hang đầy chất bã đậu không được tống ra ngoài hang đầy.

Hang phồng: là hang riềm mỏng, lúc to, lúc nhỏ, do PQ dẫn lưu tổn thương tạo cơ chế van.

–  Xơ: mờ đậm thành nốt, cục, dải hoặc đám co kéo.

–  Vối hoá: mờ đậm hơn màng xương, nằm ở nhu mô phổi, rốn phổi hoặc màng phổi.

–  Đặc điểm: tổn thương ở đỉnh P và phía sau, lan tràn đường máu, đường bạch huyết, đường PQ và tiếp cận, màng P. TT xen kẽ cũ và mới.

Hình ảnh tổn thương lao phổi:

1. Phức hệ nguyên thuỷ và lao hạch

Bạch huyết trong lồng ngực

2. Lao tản mạn.

–  Lao kê cấp.

–  Lao tản mạn bán cấp và mạn

Tính chất: nốt đối xứng, đồng đều, từ đỉnh xuống.

3. Lao huyệt (nốt): các nốt rải rác (mới hoặc xơ) hoặc tập trung không quá 1cm.

4. Lao thâm nhiễm:

5. U lao

6. Lao hang

7. Lao xơ hang

8. Lao xơ phổi

9. Các thể lao đặc biệt:

–  Lao ở BN HIV (+) tính: thường chẩn đoán chậm (48%). ở BN có CD4 > 200mm3 thì test Tuberculin còn (+) tính và Xquang điển hình: TN hang, nốt và TDMP. BN  mắc AIDS thì tổn thương lao thường ở trường phổi giữa và ưới, ít khi có hang, hay gặp sưng hạch rốn phổi và lao kê. 80% gặp tổn thương lao tiên phát (ở người không nhiễm HIV thì lao tiên phát ở phổi gặp 11%). Lao ngoài phổi gặp 70%  người HIV + lao.

– Lao đa kháng thuốc: thường lao TN có hang, tiến triển và lan tràn, ít đáp ứng với thuốc, hay có dò PQ

10. Mức độ tổn thương.

– Nhẹ: không có hang, diện tích tổn thương 1 phân thùy.

– Vừa: Tổng diện tích TT 1 phân thùy P và tổng đường kính hang 4cm.

– Nặng: tổng diện tích tổn thương > 1 thùy P. Tổng đường kính hang >4cm.

Chia sẻ
bệnh sốt mò

Bệnh truyền nhiễm sốt mò

Bệnh sốt mò là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi gây ra qua trung gian mò Leptotrombidium.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh , Bệnh hô hấp , Bệnh Lao , Bệnh phổi

Sản phẩm nổi bật

san-loc-vang-cung-plasmakare
suc-hong-mieng-plasmakare-diet-covid

Bài viết liên quan

qc2

Top 3 nước súc họng diệt khuẩn, ngăn chặn covid, virus gây bệnh hô hấp tốt nhất

29/09/2021

qc1

Top 6 loại kem bôi viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay

29/09/2021

qc2

Review 6 loại xịt chống muỗi tốt nhất cho bé hiện nay

15/09/2021

Đặc điểm dịch tễ học và cơ chế bệnh sinh của Bệnh Lao

21/01/2018

nhuộm soi chẩn đoán bệnh lao

Chẩn đoán bệnh lao phổi

20/12/2017

ap_xe_phoi

Bệnh áp xe phổi

08/05/2021

Xem nhiều nhất

tia sóng điện thoại nguy cơ ung thư vú

Để điện thoại trong áo ngực có thể dẫn đến nguy cơ ung thư vú?

04/07/2018

Mười phút biết mình khỏe, yếu

04/08/2016

Lợi ích tuyệt vời của yoga đối với phụ nữ

05/04/2016

massage cho bà bầu

Phương pháp massage giúp giảm đau lưng cho bà bầu

12/02/2020

Sườn non rim mắm tỏi ngon cơm

14/01/2016

Hiến máu có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

17/01/2018

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Review chi tiết về xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray

Review chi tiết về xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray

Hiệu quả của nano bạc và chlorhexidine trong điều trị viêm nướu do mảng bám răng: nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên

Hiệu quả của nano bạc và chlorhexidine trong điều trị viêm nướu do mảng bám răng: nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên

Triệu chứng Ho và nguyên nhân gây ra ho

Triệu chứng Ho và nguyên nhân gây ra ho

Lá chắn cuối cùng để loại trừ virus SARS-CoV-2 khi chẳng may hít phải

Lá chắn cuối cùng để loại trừ virus SARS-CoV-2 khi chẳng may hít phải

Tổng quan bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng

Tổng quan bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng

Bệnh áp xe phổi

Bệnh áp xe phổi

Hướng dẫn điều trị áp xe màng phổi của Bộ y tế

Hướng dẫn điều trị áp xe màng phổi của Bộ y tế

Tin mới nhất

Review chi tiết về xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray

Review chi tiết về xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu xóa bỏ mồ hôi chân tay

  • Top 5 nguyên nhân dị ứng da
  • Những bệnh thường gặp vào mùa xuân
  • Cây vối – kháng sinh tự nhiên điều trị hữu hiệu 8 loại bệnh này
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

03/05/2022

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

31/03/2022

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

01/03/2022

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

01/03/2022

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

10/01/2022

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và các Bệnh viện Trung Ương khác.

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com | admin@innocare.vn

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi