Do khác biệt về đặc điểm cơ thể cũng như chế độ lao động, làm việc, nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi đã dần khác xa người trẻ tuổi. Nếu người trẻ có thể ăn 2 bát cơm thì người già chỉ cần nửa bát, nếu người trẻ coi việc uống sữa là “chuyện vặt” thì đối với cơ thể người già lại rất cần thiết.
Mục lục
Nhu cầu về năng lượng ở người cao tuổi
Phụ thuộc vào mức độ hoạt động
Ở những người cao tuổi vẫn còn lao động, đặc biệt là lao động chân tay thì nhu cầu dinh dưỡng cũng gần như ở người trẻ, người cao tuổi nghỉ làm việc thì nhu cầu dinh dưỡng chỉ dừng lại ở mức khẩu phần dinh dưỡng, lượng dinh dưỡng không cần quá nhiều. Chính vì vậy người già không nên ăn những đồ ăn nhiều chất béo, sẽ rất có hại cho sức khỏe.
Người cao tuổi hoạt động ít hơn, khối cơ (bắp thịt) của người có tuổi cũng giảm đi khoảng 1/3 so với thời trẻ. Với một người 70 tuổi, nhu cầu năng lượng giảm đi khoảng 30% so với khi 20 tuổi. Do đó, người có tuổi phải ăn ít hơn lúc còn trẻ, ăn quá thừa thì sẽ mắc bệnh béo phì. Người quá mập, thừa mỡ, mỡ dắt vào các cơ quan nội tạng dẫn đến suy tim, suy gan, suy thận…
Người cao tuổi nghỉ làm việc thì nhu cầu dinh dưỡng chỉ dừng lại ở mức khẩu phần dinh dưỡng, lượng dinh dưỡng không cần quá nhiều.
Không ăn quá nhiều, quá no
Tuổi càng cao càng giảm sức chịu đựng đối với chất ngọt. 70% ở nhóm tuổi 60 – 74 và 85% ở lứa tuổi trên 75 bị giảm mức chịu đựng với chất ngọt. Đây là tiền đề dễ bị mắc bệnh đái tháo đường. Cho nên khi đã có tuổi phải hạn chế ăn đường, hạn chế uống nhiều nước ngọt, ăn bánh kẹo…
Việc tiêu hóa, hấp thụ protein kém, khả năng tổng hợp của cơ thể cũng giảm. Do đó nên ăn giảm thịt, nhất là thịt mỡ, nên ăn nhiều bữa cá và tăng cường sử dụng nhiều nguồn đạm thực vật: Đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua từ đậu nành, các loại đậu đỗ và lạc.
Hơn nữa một bữa ăn quá no là sự căng thẳng, một gánh nặng quá tải, một stress tiêu hóa có thể dẫn tới những hậu quả tai hại, đặc biệt đối với người bị bệnh tim mạch. Lưu ý ở người già không nên để mất quá nhiều năng lượng, không nên giảm cân đột ngột sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Chế độ ăn uống bảo đảm dinh dưỡng
Tinh bột
Lượng tinh bột hằng ngày của người già chỉ nên khoảng 4-6g/kg cơ thể. Ngoài các loại thức ăn tinh bột truyền thổng như cơm, mì các loại nên ăn thêm các thức ăn dễ tiêu, có nhiều chất xơ như khoai, bí đỏ, các loại quả chín…
Lượng tinh bột hằng ngày của người già chỉ nên khoảng 4-6g/kg cơ thể.
Giảm lượng ăn vào: Nếu ở người trẻ mỗi ngày cần 2.500 ca-lo/ngày thì khi 60 tuổi chỉ cần 80% (2.000 ca-lo/ngày), khi 70 tuổi chỉ cần 70% (1.800 ca-lo/ngày) là đủ.
Nhu cầu chất đạm
Lượng chất đạm của người già cần ít hơn người trẻ, khoảng 1-1,5g/1kg trọng lượng cơ thể. Nên ăn những loại prô-tê-in tự nhiên có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa. Thiếu protein người già sẽ có sức đề kháng rất yếu.
Nhu cầu về các chất muối khoáng
Ở người già thường bị thiếu hụt nhiều canxi, đặc biệt là ở phụ nữ. Vì thế, người già nên ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều can-xi để bổ xung lượng can-xi bị mất. Thức ăn có nhiều can-xi gồm sữa, các loại đậu, vừng, tôm, cua, ốc… Ngoài ra người già cần ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều sắt để tránh bị thiếu máu như: Gan, thịt nạc, trứng, đậu đỗ các loại, súp lơ, cần tây…
Nhu cầu về các loại Vi-ta-min
Ở người già thường thiếu vitamin nên cần ăn nhiều đồ ăn có chứa nhiều các loại vi-ta-min như vi-ta-min A có trong cá thu, trứng, bơ, gan, gấc, rau diếp cá… Vi-ta-min B1 có trong men bia, đậu đỗ các loại, vỏ ngoài của ngũ cốc… Vi-ta-min C có nhiều trong các loại rau quả…
Người già thường bị thiếu hụt nhiều canxi, vì thế nên ăn nhiều thức ăn giàu can-xi để bổ xung lượng can-xi bị mất.
Bảo đảm uống đủ nước
Nước trắng hoặc nước chè. Hạn chế uống nước ngọt. NCT hay quên và có thể mất cảm giác khát. Cho nên, cần tập thành thói quen uống nước hằng ngày, ví dụ sáng uống hai cốc, trưa hai cốc, chiều hai cốc. Tránh uống nhiều nước buổi tối
Benh.vn (Theo Viendinhduong)