Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bệnh, người dùng cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi sử dụng.
Mục lục
- 1 2 loại Tam thất trên thị trường
- 2 Cách lựa chọn và sơ chế tam thất
- 3 Công dụng của tam thất
- 4 Cách sử dụng tam thất
- 5 Một số bài thuốc y học cổ truyền có vị tam thất
- 5.1 Phòng và chữa đau thắt ngực bằng củ tam thất
- 5.2 Chữa máu ra nhiều sau khi sinh đẻ bằng tam thất
- 5.3 Tam thất chữa thiếu máu hoặc huyết hư (các chứng sau khi sinh)
- 5.4 Bài thuốc chứa tam thất chữa suy nhược cơ thể ở người già và phụ nữ sau khi sinh
- 5.5 Bài thuốc chữa rong huyết, rong kinh do bế kinh, huyết ứ từ củ Tam thất
- 5.6 Bài thuốc có tam thất nam cho rối loạn kinh nguyệt
- 5.7 Chữa đau bụng kinh, ra kinh nguyệt quá nhiều, đau nhức mình mẩy sau sinh
- 5.8 Bột tam thất chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt)
- 5.9 Chữa đau thắt lưng bằng bài thuốc có Tam thất, hồng sâm
- 5.10 Bài thuốc tam thất chữa bệnh bạch cầu cấp và mạn tính
Tam thất là cây thân nhỏ, sống lâu năm. Cây cao khoảng 30 – 60 cm, thân mọc đứng, vỏ cây không có lông, có rãnh dọc, lá mọc vòng 3 – 4 lá một. Lá kép kiểu bàn tay xòe. Tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc.
2 loại Tam thất trên thị trường
Tam thất bắc và tam thất nam. Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Họ nhân sâm (Araliaceae), Tên tiếng Anh là False gingseng. Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ ngừng.
Công dụng của tam thất là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ, đặc biệt ở tuổi sinh đẻ. Rễ củ tam thất có tác dụng dược lý rất phong phú. Trong thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cái cắt bỏ buồng trứng và chuột cống cái non, tam thất có tác dụng kích thích chức năng nội tiết sinh dục nữ thể hiện ở các hoạt tính osetrogen và hướng sinh dục.
Cách lựa chọn và sơ chế tam thất
Lựa chọn: Củ tam thất hình con quay, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết nhăn dọc, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc màu xám, chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ.
Sơ chế: Để đảm bảo hiệu quả cao trong chữa bệnh, trước hết phải rửa thật nhanh củ tam thất bằng nước đun sôi để nguội vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột. Phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 – 60 độ C. Tuyệt đối không rang tam thất trực tiếp trên chảo hoặc tẩm dược liệu với mỡ gà rồi phơi, sấy khô. Khi dùng mới thái lát hoặc tán bột, dùng đến đâu làm đến đó.
Công dụng của tam thất
Công dụng của tam thất theo Đông Y và Tây Y đều rất tốt cho sức khỏe và đã được chứng minh hiệu quả rõ ràng.
Tính vị của tam thất theo Đông Y
Tam thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.Tam thất nam có vị cay, đắng, tính ôn. Có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, chỉ thống.
Tác dụng của tam thất theo Đông y
Tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch
Kích thích tâm thần, chống trầm uất
Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.
Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm. Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Cách sử dụng tam thất
Sử dụng tam thất cần lưu ý dạng dùng thích hợp và liều lượng đối với từng đối tượng để đảm bảo hiệu quả và ít tác dụng phụ.
Dạng dùng của tam thất
Dùng sống dưới dạng bột, dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uống
Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ
Liều lượng củ tam thất
Dùng để cầm máu, giảm đau nhanh: mỗi ngày uống 10 – 20 g, chia làm 4 – 5 lần.
Dùng để bổ dưỡng, mỗi ngày người lớn 5 – 6 g, chia hai lần.
Trẻ em tuỳ tuổi dùng bằng 1/3 – 1/2 liều người lớn.
Phụ nữ có thai không được dùng tam thất.
Một số bài thuốc y học cổ truyền có vị tam thất
Tam thất thường được sử dụng trong các bài thuốc chứa tam thất để tăng cường hiệu quả khi sử dụng bên cạnh việc dùng đơn thành phần như bột tam thất. Nhờ nhiều công dụng của tam thất khác nhau và loại dược liệu này được ứng dụng rất đa dạng.
Phòng và chữa đau thắt ngực bằng củ tam thất
Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt):
Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
Chữa máu ra nhiều sau khi sinh đẻ bằng tam thất
Tam thất tán thành bột mịn. Uống với nước cơm, mỗi lần 8g, ngày uống 2-3 lần.
Tam thất chữa thiếu máu hoặc huyết hư (các chứng sau khi sinh)
- Bột tam thất uống 6g/ngày.
- Tần gà non với tam thất, ăn nguyên con.
Bài thuốc chứa tam thất chữa suy nhược cơ thể ở người già và phụ nữ sau khi sinh
Tam thất 12g, sâm bổ chinh 40g, ích mẫu 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống ngày 30g (có thể sắc uống với liều thích hợp).
Bài thuốc chữa rong huyết, rong kinh do bế kinh, huyết ứ từ củ Tam thất
Tam thất 4g, ngải điệp 12g, ô tặc cốt 12g, đương quy, xuyên nhung, đơn bì, đan sâm, mỗi vị 8g, một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 tháng.
Bài thuốc có tam thất nam cho rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ có biểu hiện: kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt (vòng kinh thay đổi dài ngắn không chừng), người gầy, da xanh sạm hoặc sau sinh rong huyết kéo dài, kém ăn, kém ngủ, chóng mặt, nhức đầu, người mệt mỏi. Sử dụng bài thuốc có Tam thất sau đây:
Tam thất 4g, ngải điệp 12g, ô tặc cốt 12g, đương quy, xuyên nhung, đơn bì, đan sâm, mỗi vị 8g, một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày tháng.
Chữa đau bụng kinh, ra kinh nguyệt quá nhiều, đau nhức mình mẩy sau sinh
Tam thất nam ngày dùng 6-10g. Sử dụng dưới dạng thuốc sắc, bột mịn hoặc ngâm rượu uống.
Tam thất nam, hồi đầu, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Lần uống 2-3g với nước đun sôi để nguội, ngày 2-3 lần, uống 5-7 ngày.
Bột tam thất chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt)
Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
Chữa đau thắt lưng bằng bài thuốc có Tam thất, hồng sâm
Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
Bài thuốc tam thất chữa bệnh bạch cầu cấp và mạn tính
Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống