Từ tuổi dậy thì trở đi, cùng với sự phát triển chung của cơ thể và bộ phận sinh dục, tình trạng bài tiết dịch nhờn tại chỗ cũng tăng lên rõ rệt. Vậy dịch nhờn âm hộ từ đâu mà có ? Đặc điểm và chức năng như thế nào ? Benh.vn sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.
Mục lục
Bộ phận sinh dục nữ có nhiều tuyến và các phần có thể bài tiết dịch nhờn (Ảnh minh họa)
Nguồn gốc của dịch nhờn âm hộ
Bộ phận sinh dục nữ có nhiều tuyến và các phần có thể bài tiết dịch nhờn.
- Nhiều tuyến nằm chung quanh âm hộ, trong đó có hai tuyến to hơn cả (bằng hạt lạc) nằm sâu trong lớp mỡ của môi to, có ống dẫn đổ ra ở khe giữa môi bé và màng trinh.
- Âm đạo không có tuyến tiết dịch nhờn nhưng cũng luôn luôn ẩm ướt do lớp niêm mạc âm đạo để cho dịch trong hệ thống mạch máu rất phong phú nằm dưới niêm mạc thấm qua.
- Trong ống cổ tử cung có các tuyến tiết dịch nhờn và sự tiết dịch ở đây ít, nhiều biến đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
- Tại niêm mạc tử cung, các tuyến cũng có khả năng tiết dịch (vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt)
2. Chức năng của các loại dịch nhờn bộ phận sinh dục nữ
Hệ thống tiết dịch tự nhiên ở bộ phận sinh dục nữ là thiết yếu với nữ giới trong sinh hoạt và sinh sản.
Dịch nhờn âm hộ, âm đạo
Dịch nhờn âm hộ, âm đạo giúp cho việc bôi trơn, tạo thuận lợi cho quá trình giao hợp. Vì thế những cuộc giao hợp vội vàng, không có phần “chuẩn bị” đầy đủ, hoặc ở tuổi mãn kinh sự tiết dịch giảm sút, việc giao hợp có thể khó khăn và bị đau.
Dịch nhờn âm hộ, âm đạo giúp cho việc bôi trơn, tạo thuận lợi cho quá trình giao hợp (Ảnh minh họa)
Dịch tiết ở cổ tử cung
Dịch tiết ở cổ tử cung có tác dụng quan trọng giúp cho tinh trùng dễ dàng đi lên tử cung và vào sâu bên trong hơn, tạo thuận lợi cho quá trình thụ tinh. Nghiên cứu dịch nhờn ở cổ tử cung trong một chu kỳ kinh người ta thấy:
- Dịch tiết cổ tử cung ở giai đoạn phóng noãn, có pH kiềm giúp tinh trùng dễ đi qua, làm cho tinh trùng tăng thêm sức mạnh, có khả năng sống lâu hơn khi qua chất dịch này để thực hiện một cuộc di chuyển “vất vả” từ âm đạo, qua cổ tử cung đến phần ngoài của ống dẫn trứng, thụ tinh với noãn. Quãng đường từ cổ tử cung đến nơi thụ tinh của ống dẫn trứng trung bình 15-20 cm. Độ dài của tinh trùng là 1/20 mm, di chuyển với tốc độ từ 2-5mm/phút, nghĩa là mỗi phút nó di chuyển được một quãng đường dài từ 40 đến 100 lần chiều dài của nó. Đó là một tốc độ lớn, giống như một vận động viên bơi lội, cao 1m70, bơi quãng đường 170m chỉ trong vòng 1 phút.
- Sau khi đã phóng noãn, chất dịch cổ tử cung đặc lại, tạo nên một màng lưới ngăn không cho tinh trùng thâm nhập vào bên trong nữa.
Dịch tiết ở các tuyến niêm mạc tử cung
Dịch tiết ở các tuyến niêm mạc tử cung có tác dụng nuôi dưỡng phôi trong những ngày đầu di chuyển từ ống dẫn trứng đến nhưng còn ở trạng thái “tự do”, chưa “bám rễ” vào niêm mạc để “làm tổ”.
Đặc điểm của các dịch âm đạo, âm hộ
Dịch nhờn ở các tuyến sinh dục thường có màu trong suốt hoặc hơi trắng đục (Ảnh minh họa)
Màu sắc và mùi
Dịch nhờn tiết ra ở các tuyến sinh dục có thể có mùi đặc trưng của mỗi người nhưng không bao giờ có mùi hôi. Màu sắc của dịch thường trong suốt hoặc hơi trắng đục, có thể hơi ngả màu vàng hoặc nâu nhạt.
Lượng dịch bài tiết
Các chất dịch này tiết ra nhiều, ít tùy theo giai đoạn của chu kỳ kinh; tùy hoàn cảnh như có kích thích tình dục hay không; tuy thế nào được bài tiết liên tục nên luôn luôn làm ẩm ướt bộ phận sinh dục. Khi tiết nhiều, dịch nhờn có thể dính ra quần lót nhưng hoàn toàn không cần đóng băng vệ sinh (hay khố).
Ở người chưa sinh nở lần nào, dịch tiết thường nhiều hơn ở những người đã từng qua chửa đẻ. Càng lớn tuổi sự tiết dịch càng giảm và sau mãn kinh lâu ngày thường cũng không còn tiết dịch nữa.
Luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ (Ảnh minh họa)
Lời kết
Tình trạng thường xuyên bài tiết dịch nhờn ở bộ phận sinh dục nữ đúng là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển gây nên viêm nhiễm, đòi hỏi mỗi người phụ nữ phải thường xuyên quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tại bộ phận sinh dục.
Bộ phận sinh dục nữ thường xuyên bài tiết dịch nhờn là chuyện bình thường nhưng cũng vì thế nó dễ bị viêm nhiễm hơn các bộ phận khác trong cơ thể.