Bình thường trên da của chúng ta có rất nhiều loại vi khuẩn ký sinh, chúng chung sống hòa bình với cơ thể ta không gây nên bệnh. Khi điều kiện thuận lợi như ra mồ hồi nhiều, cơ thể suy yếu, vệ sinh kém, ngứa gãi làm xây xát da, các vi khuẩn này sẽ tăng sinh, tăng độc tố gây nên bệnh ngoài da gọi chung là viêm da mủ.
Mục lục
Bệnh thường hay gặp vào mùa hè bởi da luôn ẩm ướt ra mồ hôi nhiều dễ gây viêm nhiễm. Tùy theo từng nguyên nhân mà chúng có thể gây bệnh ở lớp nông hay lớp sâu của da.
Nguyên nhân gây viêm da mủ thường do tụ cầu hay liên cầu gây nên, tuy nhiên nó có thể phối hợp với nhau để gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết viêm da mủ
Viêm da mủ tương đối dễ phân biệt với các trường hợp viêm da khác vì các dấu hiệu của mủ rất đặc trưng xung quanh đó là biểu hiện viêm da.
Viêm nang lông nông
Lúc đầu lỗ chân lông hơi sưng đỏ, sau đó thành những mụn mủ nhỏ như đầu đinh ghim, ở quanh chân lông có quầng đỏ. Vài ngày sau mụn mủ khô đi để lại vảy tiết màu nâu, sau cùng vảy bong đi không để lại sẹo. Vị trí hay gặp ở lông nách, lông mu, đầu, râu.
Viêm nang lông sâu
Ban đầu là những mụn mủ quanh chân lông. Sau đó tổn thương lan sâu hơn dưới da làm vùng da quanh nang lông bị nhiễm cộm lên và tạo thành túi mủ. Mụn mủ không bị vỡ mà xẹp đi đóng vảy tiết, vảy tiết bong để lại sẹo lõm. Bệnh nhân thường có đau nhức tại tổn thương.
Nhọt
Lúc đầu là những u đỏ quanh chân lông, sau đó tổn thương lớn dần lên cả chiều rộng và chiều sâu, sau đó u mềm dần, hóa mủ tạo ngòi vàng xanh, sau 8-10 ngày tổn thương mềm nhũn, vỡ mủ ra tạo thành vết loét sâu, khỏi để lại sẹo.
Nếu nhọt to xuất hiện ở vùng mặt đặc biệt là quanh miệng được gọi là đinh râu. Đây là tổn thương rất nguy hiểm vì có thể gây tắc tĩnh mạch xoang gây nhồi máu tại chỗ có thể gây hôn mê và tử vong.
Hậu bối
Là một cụm nhọt do hiện tượng viêm một đám nang lông liền kề nhau. Bệnh nhân lúc đầu thường có sốt cao, người mệt mỏi, sau đó trên da xuất hiện một đám da viêm đỏ, tổn thương lớn dần màu đỏ tím có nhiều mủ, nhiều ngòi, khi vỡ mủ thoát ra ngoài qua các lỗ chân lông lỗ chỗ như tổ ong, sau khỏi để lại sẹo xấu.
Thương tổn da đau nhức rất nhiều.
Chốc
Bệnh thường gặp ở trẻ em. Trên da xuất hiện các bọng nước nhăn nheo trên nền dát đỏ. Bọng nước nhanh chóng biến thành bọng mủ và đặc biệt mủ đục từ dưới chân bọng nước lên. Tổn thương dễ vỡ đóng vảy tiết vàng ẩm màu mật ong. Khi cạy vảy để lại nền da đỏ, ướt. Chốc có thể xuất hiện ở đầu làm cho tóc dính bết lại.
Bệnh có tính chất lây lan từ vùng da này sang vùng da khác của cơ thể.
Nếu không được điều trị bọng nước sẽ lan rộng vỡ rau sau đó loét sâu xuống trên đóng vảy tiết màu xám bẩn, bờ rắn gờ cao màu tím xung quanh tổn thương gọi là chốc loét
Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, đái tháo đường. Vị trí hay gặp ở chi dưới
Chẩn đoán và điều trị viêm da mủ
Viêm da mủ dễ chẩn đoán xác định và điều trị với các loại thuốc kháng khuẩn tại chỗ, nhiều trường hợp phải sử dụng thuốc uống toàn thân.
Chẩn đoán viêm da mủ
Viêm nang lông chủ yếu tổn thương là các mụn mủ, sần mủ ở nang lông (có sợi ông xuyên qua) sau đó tự xẹp đóng vảy tiết mà không vỡ mủ.
Nhọt, đinh râu, hậu bối: thương tổn ở nang lông, trải qua 3 giai đoạn: sưng đỏ, mưng mủ, vỡ mủ. Dựa vào triệu chứng toàn thân và biểu hiện lầm sàng như đã nêu trên để có chẩn đoán phù hợp
Chốc: bọng nước nhăn nheo, hóa mủ nhanh, dập vỡ đóng vảy tiết màu vàng mật ong.
Điều trị viêm da mủ
Tại chỗ: dùng các dung dịch sát khuẩn trong dung môi như cồn iod, betadin…
Toàn thân: dùng kháng sinh nhóm Macrolid, khán histamin, vitamin nhóm B, C và nâng cao thể trạng.
Phòng bệnh viêm da mủ
- Vệ sinh thân thể, tránh ẩm ướt nhất là vào mùa hè
- Ăn đủ chất đạm, sinh tố nhóm B, C, hạn chế chất ngọt.
- Tránh ở những nơi ẩm thấp thiếu ánh sáng.